Trang chủ Tin tức Biểu tính thuế TNCN toàn phần và những điều cần lưu ý

Biểu tính thuế TNCN toàn phần và những điều cần lưu ý

Bởi: ecn.net.vn - 14/11/2024 Lượt xem: 121 Cỡ chữ tru cong

Biểu tính thuế TNCN toàn phần được sử dụng để tính thuế TNCN đối với một số loại thu nhập ngoài tiền lương, tiền công và tiền từ hoạt động kinh doanh. Với phương pháp tính thuế từ biểu thuế TNCN toàn phần không phân biệt mức thu nhập cao hay thấp số thuế sẽ được tính dựa trên mức thuế suất cố định đưa ra.

 

Tính thuế TNCN

Biểu tính thuế TNCN toàn phần.

 

1. Đối tượng áp dụng biểu tính thuế TNCN toàn phần

 

Tính thuế TNCN và nộp thuế là một trong những việc bắt buộc đối với nhiều lao động. Tuy nhiên, cách tính thuế TNCN của các đối tượng khác nhau sẽ khác nhau và áp dụng mức thuế suất đối với từng nguồn thu nhập là khác nhau.

 

Đối tượng áp dụng biểu tính thuế TNCN toàn phần là cá nhân cư trú có thu nhập từ:

 

- Đầu tư vốn;

 

- Từ bản quyền, nhượng quyền thương mại;

 

- Từ trúng thưởng;

 

- Từ thừa kế, quà tặng;

 

- Từ chuyển nhượng vốn;

 

- Từ chuyển nhượng chứng khoán;

 

- Từ chuyển nhượng bất động sản.

 

Cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau:

 

(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.

 

Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam.

 

Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

 

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn trên là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

 

>> Tham khảo: Thuế TNCN khấu trừ tại nguồn là gì?

 

(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

 

- Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

 

  • Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

 

  • Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.

 

- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

 

>> Tham khảo: Thời gian nộp tờ khai thuế TNCN được quy định thế nào?

 

2. Biểu tính thuế TNCN toàn phần

 

Biểu tính thuế TNCN toàn phần được sử dụng để tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cho cá nhân cư trú, áp dụng với một số loại thu nhập ngoài tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh.

 

Công thức tính thuế TNCN phải nộp:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

 

2.1. Biểu tính thuế TNCN toàn phần

 

Biểu thuế TNCN toàn phần được quy định tại Khoản 1, Điều 23, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. Cụ thể như sau:

 

STT

THU NHẬP TÍNH THUẾ

THUẾ SUẤT (%)

1

Thu nhập từ đầu tư vốn

5

2

Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

5

3

Thu nhập từ trúng thưởng

10

4

Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

5

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

20

6

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán

0,1

7

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

2

 

Để tính được thuế TNCN phải nộp người nộp thuế phải tính được tổng mức thuế TNCN của từng loại thu nhập tính thuế của mình.

 

Với mỗi loại thu nhập chịu thuế sẽ áp mức thuế suất khác nhau, mức thuế suất có thể thay đổi tùy từng thời điểm và theo chính sách của nhà nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sự phát triển của ngành, lĩnh vực liên quan.

 

2.2. Áp dụng thuế suất thuế TNCN cố định đối với cá nhân không cư trú 

 

Thuế suất thuế TNCN

Thuế suất thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú.

 

Cá nhân không cư trú được hiểu là cá nhân không đáp ứng được các điều kiện về cư trú tại Việt Nam.

 

Khi có thu nhập chịu thuế TNCN phát sinh trên tại Việt Nam các cá nhân này vẫn sẽ phải nộp thuế TNCN theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản pháp lý liên quan theo quy định.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

Đối với cá nhân không cư trú mức thuế suất thuế TNCN được quy định riêng (từ Điều 25 đến Điều 31 - thuộc Chương III: Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007) không phụ thuộc vào biểu thuế toàn phần. Mức thuế suất thuế TNCN đối với cá nhân không cư trú như sau:

 

(1) Đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh

 

Thuế suất đối với thu nhập từ kinh doanh quy định đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh như sau:

 

- Áp dụng mức 1% đối với hoạt động kinh doanh hàng hoá;

 

- Áp dụng mức 5% đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ;

 

- Áp dụng mức 2 % đối với hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải và hoạt động kinh doanh khác.

 

(2) Đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công

 

Mức thuế suất đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú là 20%.

 

Công thức tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%.

 

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.

 

(3) Đối với thu nhập từ đầu tư vốn

 

Mức thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn của cá nhân không cư trú là 5%. 

 

Công thức tính thuế TNCN:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 5%.

 

Thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc đầu tư vốn vào tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

 

>> Tham khảo: Khi nào in chứng từ khấu trừ thuế TNCN?

 

(4) Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

 

Mức thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn 0,1%.

 

Công thức tính thuế TNCN:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 0,1%.

 

Thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại tổ chức, cá nhân Việt Nam.

 

(5) Thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

 

Mức thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản tại Việt Nam của cá nhân không cư trú là 2%.

 

Công thức tính thuế TNCN:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 2%.

 

Thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng bất động sản.

 

(6) Thuế đối với thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

 

Mức thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền của cá nhân không cư trú là 5%.

 

Công thức tính thuế TNCN:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 5%.

 

Thu nhập chịu thuế được xác định bằng phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo từng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam.

 

(7) Đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng

 

Mức thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng của cá nhân không cư trú là 10%.

 

Công thức tính thuế TNCN:

 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 10%.

 

Thu nhập chịu thuế được xác định bằng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần trúng thưởng tại Việt Nam; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng theo từng lần phát sinh thu nhập mà cá nhân không cư trú nhận được tại Việt Nam.

 

3. Quy định áp dụng biểu thuế TNCN toàn phần cho người nước ngoài không cư trú

 

Biểu thuế TNCN

Áp dụng biểu tính thuế TNCN toàn phần cho người nước ngoài.

 

Tại Tiết b.3, Điểm b, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:

 

“b.3) Đối với cá nhân là người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập căn cứ vào thời gian làm việc tại Việt Nam của người nộp thuế ghi trên Hợp đồng hoặc văn bản cử sang làm việc tại Việt Nam để tạm khấu trừ thuế theo Biểu lũy tiến từng phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam từ 183 ngày trong năm tính thuế) hoặc theo Biểu thuế toàn phần (đối với cá nhân có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế).”

 

Như vậy, biểu thuế TNCN toàn phần được áp dụng khi khấu trừ thuế đối với cá nhân là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Các cá nhân, đơn vị sử dụng người lao động là người nước ngoài đặc biệt lưu ý tránh nhầm lẫn khi thực hiện khấu trừ thuế TNCN.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn tra mã số thuế TNCN.

 

4. Những điều cần lưu ý khi áp dụng biểu thuế toàn phần

 

Áp dụng biểu thuế toàn phần là cách tính thuế đơn giản, dễ áp dụng, tuy nhiên với cách tính này cần đặc biệt lưu ý các điểm như sau:

 

- Mức thuế suất: Mức thuế suất áp dụng cho từng loại thu nhập có thể thay đổi theo quy định của pháp luật.

 

- Đối tượng áp dụng: Cần xác định rõ đối tượng nào thuộc diện áp dụng biểu thuế toàn phần để thực hiện tính thuế chính xác.

 

- Không lũy tiến theo mức thu nhập: mọi cá nhân có thu nhập thuộc đối tượng áp dụng biểu thuế toàn phần sẽ đều chịu cùng một mức thuế suất

 

- Thời điểm tính thuế: Thời điểm tính thuế sẽ phụ thuộc vào từng loại thu nhập và quy định của pháp luật.

 

- Các khoản được khấu trừ: Có một số khoản được phép khấu trừ khi tính thuế, cần tham khảo quy định để đảm bảo tính chính xác.

 

Trên đây là biểu tính thuế TNCN toàn phần và những điều cần lưu ý. Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật, người nộp thuế nên tìm hiểu kỹ và cập nhật các quy định mới về thuế.

 

Để tham khảo thêm về phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới ECN để được tư vấn viên hỗ trợ theo hotline:

 

  • Miền Bắc: 1900.4767
  • Miền Trung, Nam: 1900.4768