Trang chủ Tin tức Cách tính thuế thu nhập cá nhân xe ôm công nghệ mới nhất 2024

Cách tính thuế thu nhập cá nhân xe ôm công nghệ mới nhất 2024

Bởi: ecn.net.vn - 06/08/2024 Lượt xem: 878 Cỡ chữ tru cong

Thuế thu nhập cá nhân xe ôm công nghệ là chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm của đông đảo tài xế trong thời gian gần đây. Với sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng gọi xe trực tuyến, việc khai thuế và nộp thuế TNCN với các tài xế có nhiều thay đổi. Dưới đây là cách tính thuế TNCN xe ôm công nghệ đơn giản, dễ hiểu nhất.

 

1. Tài xế xe ôm công nghệ có phải nộp thuế TNCN không?

 

Thuế TNCN là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với cá nhân khi có thu nhập tính thuế theo quy định của pháp luật. 

 

Theo quy định, tài chế chạy xe ôm công nghệ như Grab, Be, Gojeck được xác định là cá nhân kinh doanh. Mối quan hệ giữa tài xế xe ôm công nghệ với doanh nghiệp vận tải gọi là hợp tác kinh doanh. 

 

Nộp thuế TNCN

Tài xế xe ôm công nghệ phải nộp thuế TNCN theo quy định. 

 

Khoản 2, Điều 4, Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN.

 

Do đó, nếu tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên/năm thì sẽ phải đóng thuế TNCN theo quy định.

 

Ngoài ra, tổ chức có trách nhiệm khai thay và nộp thuế TNCN thay cho các tài xế xe ôm công nghệ.

 

Ví dụ: Tài xế xe ôm công nghệ ký hợp đồng với Grab, có doanh thu được chia từ hợp đồng là 93 triệu đồng/năm. Trong năm đó, cá nhân được Grab thưởng thêm 10 triệu đồng/năm. Tổng doanh thu thực nhận là 103 triệu đồng. Cá nhân đó sẽ phải nộp thuế TNCN.

 

>> Tham khảo: Hoàn thuế Online qua ứng dụng Etax mobile.

 

2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân xe ôm công nghệ

 

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, thuế suất thuế TNCN phải nộp đối với hoạt động vận tải của tài xế xe ôm công nghệ có thu nhập trên 100 triệu đồng là 1.5%.

 

Số thuế TNCN phải nộp = (Doanh thu + Tiền thưởng) x Thuế suất 1,5%.

 

Trong đó:

 

- Doanh thu là tổng doanh thu từ các cuốc xe của tài xế trong năm dương lịch sau khi đã trừ phí dịch vụ của Grab.

 

- Tiền thưởng bao gồm các khoản thưởng thêm từ cuốc xe, thưởng đạt KPIs, thưởng từ các chương trình khác,... tính trong năm dương lịch đó của tài xế.

 

Ví dụ: Anh Nguyễn Văn A ký hợp đồng chạy xe ôm công nghệ với Công ty TNHH Grab. Trong năm 2023, anh A có doanh thu được hưởng là 120 triệu đồng/năm. Số thuế TNCN mà anh A phải nộp được xác định như sau:

 

Thuế TNCN = 120 triệu x 1,5% = 1,8 triệu đồng.

 

Như vậy, anh A sẽ phải nộp 1,8 triệu đồng tiền thuế TNCN năm 2023 cho Nhà nước.

 

Ngoài ra, các khoản tiền thưởng theo doanh thu, tiền thưởng chất lượng phục vụ theo đánh giá sao thì mỗi doanh nghiệp sẽ có cách tính khác nhau.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

Công thức tính thuế TNCN đối với xe ôm công nghệ

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân xe ôm công nghệ. 

 

Ví dụ: Đối với tài xế xe ôm công nghệ Grab, khoản tiền thưởng theo doanh thu sẽ tính thuế TNCN theo tỷ lệ 1% trên tiền thưởng; khoản tiền thưởng chất lượng phục vụ theo đánh giá sao thì tính 10% trên tiền thưởng từ 2 triệu đồng/lần trở lên.

 

Lưu ý: 

 

- Doanh thu tính thuế không được trừ các khoản chi phí xăng xe, bảo dưỡng, sửa chữa xe…

 

- Không được tính giảm trừ gia cảnh vì khoản doanh thu này không phải thu nhập từ tiền công, tiền lương. 

 

3. Thủ tục khai và nộp thuế TNCN cho tài xế xe ôm công nghệ

 

Hiện nay, công ty cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ sẽ trực tiếp đứng ra làm các thủ tục và nộp thuế TNCN cho tài xế. 

 

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 16855/CT-TTHT của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, công ty cung cấp dịch vụ xe ôm công nghệ sẽ tiến hành kê khai và nộp thuế TNCN cho các tài xế là đối tác với các khoản thu nhập phát sinh qua việc hợp tác với công ty đó. 

 

Hướng dẫn kê khai và nộp thuế TNCN

Thủ tục khai và nộp thuế TNCN như thế nào?

 

Trường hợp tài xế có các nguồn thu khác ngoài doanh thu từ chạy xe ôm công nghệ, các công ty này sẽ không quyết toán và nộp thuế cho các khoản thu nhập đó.

 

>> Tham khảo: Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không?

 

4. Một số câu hỏi liên quan về việc nộp thuế TNCN xe ôm công nghệ

 

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp về việc nộp thuế thu nhập cá nhân xe ôm công nghệ:

 

4.1. Thời hạn để tổ chức nộp hồ sơ khai thuế cho tài xế xe ôm công nghệ là khi nào?

 

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 3, Điều 16, Thông tư 40/2021/TT-BTC, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với tổ chức khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh như sau: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo liền kề tháng phát sinh nghĩa vụ khai thuế thay, nộp thuế thay.

 

>> Tham khảo: Thời hạn nộp tờ khai bổ sung thuế TNCN.

 

4.2. Trường hợp tài xế xe ôm công nghệ chậm nộp thuế thì bị phạt như thế nào?

 

Trong trường hợp tài xế xe ôm công nghệ chậm nộp thuế TNCN, cơ quan quản lý thuế sẽ truy thu và áp dụng mức phạt chậm với các trường hợp đó theo quy định tại Điều 3, Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/06/2016 của Bộ Tài chính. 

 

Việc chấp hành đúng nghĩa vụ thuế TNCN là thể hiện trách nhiệm công dân và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về thủ tục khai thuế và nộp thuế thu nhập cá nhân xe ôm công nghệ theo đúng quy định.

 

Trên đây là những thông tin về thủ tục hoàn thuế TNCN do ECN tổng hợp gửi đến quý khách. Quý khách có nhu cầu tư vấn sử dụng phần mềm ECN xin vui lòng liên hệ: 

 

  • Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768