Trang chủ Tin tức So sánh thuế TNCN và thuế TNDN: Điểm giống và khác nhau

So sánh thuế TNCN và thuế TNDN: Điểm giống và khác nhau

Bởi: ecn.net.vn - 22/01/2025 Lượt xem: 66 Cỡ chữ tru cong

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là hai loại thuế trực thu quan trọng, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước. Việc so sánh thuế TNCN và thuế TNDN tìm ra điểm giống và khác nhau giúp cá nhân, đơn vị thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tránh rủi ro bị phạt về thuế. 

 

So sánh thuế TNCN và TNDN

So sánh thuế TNCN và thuế TNDN.

 

1. Khái niệm về thuế TNCN và thuế TNDN

 

Để có thể so sánh thuế TNCN và thuế TNDN cần nắm chắc về khái niệm thuế TNCN và thuế TNDN.

 

- Thuế thu nhập cá nhân: là khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp vào ngân sách nhà nước từ một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN là khoản thuế trực thu đánh vào những đối tượng có thu nhập cao nhằm giảm sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.

 

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu, đánh vào doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế từ hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

 

>> Tham khảo: Mức giảm trừ thuế TNCN đối với người phụ thuộc.

 

2. So sánh thuế TNCN và thuế TNDN 

 

Mặc dù có những điểm khác biệt rõ rệt, nhưng cả thuế TNCN và thuế TNDN đều đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thuế của một quốc gia.

 

Việc hiểu rõ những điểm giống và khác nhau giữa hai loại thuế này sẽ giúp các cá nhân và doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

 

2.1. Điểm giống nhau giữa thuế TNCN và thuế TNDN

 

Có rất nhiều điểm giống nhau giữa thuế TNCN và thuế TNDN. Cụ thể, các điểm giống nhau bao gồm: tính bắt buộc, mục đích, cơ sở pháp lý và nguyên tắc chung.

 

(1) Tính bắt buộc

 

Cả thuế TNCN và thuế TNDN đều có tính bắt buộc, được pháp luật quy định đảm bảo thực hiện.

 

Bên cạnh đó, pháp luật có các chế tài xử lý nghiêm đối với các đối với các đối tượng không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN và TNDN.

 

(2) Mục đích chung

 

Thuế TNCN và thuế TNDN góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

 

Theo đó, nguồn thu này sẽ được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.

 

Ngoài ra, thuế TNCN và thuế TNDN là công cụ hữu hiệu để điều tiết nền kinh tế, khuyến khích hoặc hạn chế một số hoạt động nhất định.

 

(3) Cơ sở pháp lý

 

Thuế TNCN và TNDN cùng thuộc hệ thống pháp luật thuế có cơ sở pháp lý rõ ràng. Ngoài ra, thuế TNCN và TNDN được quản lý và thực thi, kiểm tra, giám sát bởi cơ quan thuế.

 

>> Tham khảo: Nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN khi nào?

 

(4) Nguyên tắc chung

 

Các quy định về thuế TNCN và TNDN đều được thực hiện dựa trên nguyên tắc chung:

 

- Nguyên tắc bình đẳng: Tất cả các đối tượng nộp thuế trong cùng một hoàn cảnh sẽ đều phải chịu thuế như nhau.

 

- Nguyên tắc minh bạch: Các quy định và thông tin về thuế đều được công khai, minh bạch để người nộp thuế dễ dàng nắm bắt.

 

2.2. Điểm khác nhau giữa thuế TNCN và thuế TNDN

 

Bên cạnh các điểm giống nhau, thuế TNCN và thuế TNDN lại có những đặc điểm riêng biệt, thể hiện rõ nét ở đối tượng chịu thuế, cơ sở tính thuế, mức thuế suất và các quy định liên quan.

 

Cụ thể, các điểm khác nhau được làm rõ trong bảng sau:

 

Đặc điểm

Thuế TNCN

Thuế TNDN

Đối tượng chịu thuế

Cá nhân phát sinh thu nhập chịu thuế

Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

Cơ sở tính thuế

Thu nhập tính thuế và thuế suất

Lợi nhuận và thuế suất

Mức thuế suất

Lũy tiến hoặc cố định tùy từng nguồn thu nhập và đối tượng nộp thuế.

Cố định (có thể có ưu đãi)

Kỳ tính thuế

Theo năm

Theo từng lần phát sinh

Theo năm

Theo tháng/quý

Thủ tục kê khai

Tương đối đơn giản

Phức tạp hơn

Các khoản được trừ

Khoản giảm trừ cá nhân, giảm trừ đối với người phụ thuộc, đóng góp bảo hiểm, đóng quỹ hưu trí tự nguyện, khoản tiền từ thiện, khuyến học...

Chi phí sản xuất kinh doanh, khấu hao...

 

3. Cách tính thuế TNCN và thuế TNDN 

 

Nắm được cách tính thuế TNCN và thuế TNDN sẽ giúp bạn làm rõ bản chất sự khác nhau giữa thuế TNCN và thuế  TNDN và thực hiện so sánh một cách toàn diện.

 

3.1. Cách tính thuế TNCN 

 

Cách tính thuế TNCN căn cứ theo thu nhập tính thuế và thuế suất.

 

Công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân như sau:

 

Thuế TNCN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất

 

Trong đó:

 

(1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.

 

(2) Thu nhập chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

LƯU Ý:

 

1) Thu nhập chịu thuế TNCN

 

Các khoản thu nhập chịu thuế được quy định tại Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài Chính.

 

2) Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN

 

Các khoản giảm trừ khi tính thuế TNCN gồm:

 

- Giảm trừ gia cảnh: gồm giảm trừ đối với bản thân người nộp thuế (hiện là 11 triệu đồng/tháng, 132 triệu đồng/năm) và giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc (là 4,4 triệu đồng/tháng).

 

- Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện.

 

- Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

 

3) Thuế suất

 

- Áp dụng biểu thuế y tiến từng phần được quy định tại Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007 đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương và hoạt động kinh doanh.

 

- Áp dụng biểu thuế toàn phần đối với các khoản thu nhập chịu thuế khác.

 

Thuế TNCN được tính dựa trên thu nhập tính thuế và thuế suất.

 

3.2. Cách tính thuế TNDN 

 

Theo Điều 11, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế TNDN ban hành ngày 15/7/2020 quy định như sau:

 

“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này”.

 

Như vậy, cách tính thuế TNDN như sau:

 

Thuế TNDN phải nộp trong kỳ

=

Thu nhập tính thuế trong kỳ

x

Thuế suất

 

Trong đó:

 

  • Thu nhập tính thuế trong kỳ = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước).

 

  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Các khoản chi phí sản xuất, kinh doanh.

 

>> Tham khảo: Thuế TNCN tính theo tháng hay năm?

 

LƯU Ý

 

- Đối với thuế suất thuế TNDN:

 

  • Mức thuế suất thuế TNDN chung là 20% (áp dụng cho doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ).

 

  • Mức 32%-50% đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam tùy từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

 

- Tuy nhiên, một số trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi như: 

 

  • Mức 10% đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường; doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua…

 

  • Mức 17% đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành kinh tế có lợi ích đặc biệt; 

 

  • Mức 10% áp dụng trong 15 năm đối với doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

 

Thuế TNCN và thuế TNDN là 2 loại thuế quan trong trong cơ cấu thuế ở nước ta.

 

Thông qua việc so sánh  thuế TNCN và thuế TNDN giúp cá nhân và doanh nghiệp nắm rõ được đặc điểm và cách tính thuế từ đó thực hiện tốt nghĩa vụ thuế của mình.

 

Để tham khảo thêm về phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới ECN để được tư vấn viên hỗ trợ theo hotline:

 

  • Miền Bắc: 1900.4767
  • Miền Trung, Nam: 1900.4768