Trang chủ Tin tức Danh mục bệnh hiểm nghèo được miễn giảm thuế TNCN? Thủ tục miễn giảm thuế

Danh mục bệnh hiểm nghèo được miễn giảm thuế TNCN? Thủ tục miễn giảm thuế

Bởi: ecn.net.vn - 25/04/2023 Lượt xem: 1637 Cỡ chữ tru cong

Người lao động mắc các bệnh hiểm nghèo thường không có đủ sức khỏe để thực hiện tốt công việc. Vậy những quy định gì về danh mục các bệnh hiểm nghèo được miễn giảm thuế TNCN và thủ tục để cá nhân đăng ký hưởng chính sách miễn giảm thuế TNCN như thế nào?

Miễn giảm thuế tncn
Có bao nhiêu loại bệnh hiểm nghèo được miễn giảm thuế TNCN?

1. Quy định miễn giảm thuế TNCN cho người mắc bệnh hiểm nghèo

Tại Điều 5, Nghị định 65/2013/NĐ-CP  quy định:

"Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp."

1.1. Bệnh hiểm nghèo là gì?

Hiện nay, pháp luật nước ta chưa có một định nghĩa cụ thể về bệnh hiểm nghèo. Thông tin về bệnh hiểm nghèo mới được đề cập trong một số văn bản và đưa ra các ví dụ hoặc tiêu chí xếp một loại bệnh tật thuộc danh mục bệnh hiểm nghèo.
Trong nội dung tại Khoản 4, Điều 8, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo:

“Mắc bệnh hiểm nghèo là trường bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, khó có phương thức chữa trị, như: Ung thư giai đoạn cuối, xơ gan cổ trướng, lao nặng độ 4 kháng thuốc, bại liệt, suy tim độ 3, suy thận độ 4 trở lên; HIV giai đoạn AIDS đang có các nhiễm trùng cơ hội không có khả năng tự chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong cao”.

Căn cứ theo quy định trên, có thể hiểu bệnh hiểm nghèo là tên gọi chung chỉ những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng hoặc gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người và phương thức chữa trị cho những bệnh này thường khó và rất tốn kém.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn tính thuế TNCN theo phương pháp lũy tiến.

1.2. Danh mục bệnh hiểm nghèo được miễn giảm thuế TNCN

Dựa vào những thông tin trên, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 6383/BTC-TCT nhằm hướng dẫn các tổ chức, cơ quan xác định cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo thuộc trường hợp được xét giảm thuế TNCN. Danh mục này bao gồm 42 loại bệnh hiểm nghèo trong bảng dưới đây:

Danh mục bệnh hiểm nghèo được miễn giảm thuế TNCN

1. Ung thư

15. Bại hành tủy tiến triển

29. Suy gan

2. Nhồi máu cơ tim lần đầu

16. Teo cơ tiến triển

30. Bệnh Lupus ban đỏ

3. Phẫu thuật động mạch vành

17. Viêm đa khớp dạng thấp nặng

31. Ghép cơ quan nội tạng như: tim, gan, thận)

4. Phẫu thuật thay van tim

18. Hoại thư do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết

32.  Bệnh lao phổi tiến triển

5. Phẫu thuật động mạch chủ

19. Thiếu máu bất sản

33. Bỏng nặng

6. Đột quỵ

20. liệt hai chi

34. Bệnh cơ tim

7. Hôn mê

21. Mù hai mắt

35. Bệnh Alzheimer,  sa sút trí tuệ

8. Bệnh xơ cứng rải rác

22. Mất hai chi

36. Tăng áp lực động mạch phổi

9. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

23. Mất thính lực

37. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh vận động

10. Bệnh Parkinson

24. Mất khả năng phát âm

38. Chấn thương sọ não nặng

11. Viêm màng não do vi khuẩn

25. Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn

39. Bệnh chân voi

12. Viêm não nặng

26. Suy thận

40. Nhiễm HIV do nghề nghiệp

13. U não lành tính

27. Bệnh nang tủy thận

41. Ghép tuỷ

14. Loạn dưỡng cơ

28. Viêm tụy mãn tính tái phát

42. Bại liệt

1.3. Số thuế TNCN được miễn giảm

Điều 5, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn gây ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế do mắc bệnh hiểm nghèo thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng tối đa bằng số thuế phải nộp. Cụ thể như sau:

  • Người nộp thuế chịu ảnh hưởng bởi bệnh hiểm nghèo trong năm nào thì xét giảm thuế TNCN vào cùng năm tính thuế đó.
  • Số thuế TNCN dùng để làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế người đó phải nộp trong 1 năm tính thuế gồm các khoản thu nhập từ kinh doanh và thu nhập được trả tiền lương, tiền công
  • Mức độ thiệt hại làm căn cứ để giảm thuế được xác định bằng tổng thiệt hại trừ đi các khoản bồi thường từ bảo hiểm hoặc khoản khắc phục từ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cho thiệt hại đó.

Cách xác định số thuế được giảm:

  • Số thuế phải nộp được giảm bằng mức độ thiệt hại khi tổng số thuế phải nộp trong năm đó lớn hơn mức độ bị thiệt hại của người lao động
  • Số thuế được giảm bằng với tổng số thuế TNCN người lao động phải nộp trong năm khi mức độ thiệt hại lớn hơn số thuế phải nộp.

2. Thủ tục xin miễn giảm thuế TNCN do mắc bệnh hiểm nghèo

Miễn giảm thuế TNCN
Hướng dẫn thủ tục xin miễn giảm thuế TNCN do bệnh hiểm nghèo.

2.1. Hồ sơ miễn giảm thuế TNCN

Để xin miễn giảm thuế thu nhập cá nhân, những người lao động mắc bệnh hiểm nghèo cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN được ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC.
  • Cung cấp bản sao hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh.
  • Cung cấp các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp, hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sĩ.
  • Nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế, cần nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
  • Bản chính hoặc bản chụp của các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sĩ có thể được sử dụng.

Khi cần thiết để xử lý miễn thuế hoặc giảm thuế thu nhập cá nhân, Cục Thuế sẽ kiểm tra tính xác thực của các chứng từ liên quan, chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh hiểm nghèo.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.2. Nơi nộp hồ sơ xin miễn giảm thuế TNCN

Theo quy định tại Điều 81, Luật quản lý thuế 2019, người nộp thuế có thể nộp hồ sơ miễn thuế, giảm thuế theo các hình thức sau:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế;
  • Gửi hồ sơ qua bưu điện.
  • Gửi hồ sơ điện tử tới cơ quan thuế qua cổng giao dịch điện tử.

Cơ quan quản lý thuế phải thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ miễn thuế, giảm thuế sau khi tiếp nhận hồ sơ.

2.3. Thời hạn cơ quan thuế giải quyết hồ sơ

Đối với trường hợp cơ quan quản lý thuế quyết định số tiền thuế được miễn, giảm của người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo thuộc danh mục, thời gian xử lý hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không thuộc đối tượng mắc các bệnh trong danh mục bệnh hiểm nghèo.
Trường hợp cần phải kiểm tra xác thực để có đủ căn cứ giải quyết hồ sơ miễn giảm thuế TNCN thì cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định miễn thuế, giảm thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không được miễn thuế, giảm thuế trong 40 ngày kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ.

3. Một số câu hỏi liên quan

3.1. Tiền công ty hỗ trợ chữa bệnh có tính vào thu nhập cá nhân chịu thuế không?

Tiền hỗ trợ chữa bệnh
Tiền hỗ trợ chữa bệnh từ doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động.

Theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, cơ quan Thuế cho biết khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động để khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân và thân nhân của người lao động không tính vào thu nhập chịu thuế.
Thân nhân được xem là con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
Mức hỗ trợ không bị tính vào phần thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả cho viện phí theo trên chứng từ đã trả tiền nhưng tối đa không quá số viện phí của người lao động và thân nhân sau khi đã được trừ khoản chi trả từ tổ chức bảo hiểm.
Theo hướng dẫn nêu trên, đối với khoản hỗ trợ khám chữa bệnh hiểm nghèo cho người lao động của người sử dụng lao động không tính bị vào phần thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

3.2. Chi phí chữa bệnh có được tính để giảm trừ gia cảnh?

Được quy định tại Điều 5, Nghị định số 65/2013/NĐ-CP đính kèm công văn số 6383/BTC-TCT ngày 18/5/2015 của Bộ Tài chính, cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo có phát sinh các chi phí trong năm tính thuế về khám chữa bệnh, mua và sử dụng thuốc (có hóa đơn, chứng từ chứng minh) theo chỉ định của bác sĩ thì được xét giảm thuế TNCN.
Số thuế được giảm tương ứng mức độ thiệt hại nhưng tối đa bằng số thuế TNCN phải nộp.
Trên đây là bài viết tổng hợp các vấn đề người lao động cần biết về danh mục bệnh hiểm nghèo được miễn giảm thuế TNCN do ECN tổng hợp. Quý khách có nhu cầu được tư vấn sâu hơn về thuế TNCN cũng như phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử ECN xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecn.net.vn/