Thu nhập từ chia lợi nhuận kinh doanh có cần nộp thuế TNCN không?
Khi nhận được chia thu nhập từ lợi nhuận kinh doanh, cá nhân phải nộp thuế cho khoản tiền này như thế nào? Mời quý khách cùng ECN tìm hiểu các quy định liên quan, mức thuế suất thuế TNCN từ chia lợi nhuận qua bài viết này.
Thuế TNCN với lợi nhuận được chia.
1. Thu nhập từ chia lợi nhuận là gì?
Thu nhập từ chia lợi nhuận là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được từ việc chia lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế của tổ chức, doanh nghiệp.
1.1. Các hình thức hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận
Có nhiều hình thức hợp tác chia lợi của hoạt động kinh doanh nhuận phổ biến khác nhau, bao gồm:
- Chia cổ tức : Đây là hình thức chia lợi nhuận phổ biến nhất đối với công ty cổ phần. Cổ tức được chia cho cổ đông dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty.
- Chia lợi nhuận hợp tác kinh doanh: Lợi nhuận hợp tác kinh doanh được chia cho các thành viên hợp tác dựa trên tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận giữa các thành viên.
- Chia lợi nhuận đầu tư vốn: Lợi nhuận đầu tư vốn được chia cho các nhà đầu tư dựa trên tỷ lệ vốn đầu tư của họ.
>> Tham khảo: Thời hạn nộp tờ khai bổ sung thuế TNCN.
1.2. Quy định về thu nhập được chia từ lợi nhuận
Sau khi đã thực hiện nộp các khoản thuế, doanh nghiệp cần thực hiện phân bổ lợi nhuận theo quy định như sau:
- Bù lỗ của các năm trước khi số lỗ đó đã hết hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế. (nếu còn đủ điều kiện bù)
- Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có);
- Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, tối đa số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ;
- Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập;
Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm nêu ra trong đây được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm.
+ Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty;
+ Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty. Mức trích một năm không vượt quá 500 triệu đồng (đối với công ty có Hội đồng quản trị), 200 triệu đồng (đối với công ty không có Hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch;
+ Còn lại phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
2. Xác định thuế TNCN từ chia lợi nhuận
Xác định thu nhập tính thuế TNCN từ chia lợi nhuận.
2.1. Thu nhập từ chia lợi nhuận có chịu thuế TNCN không?
Theo Khoản 3, Điều 10, Thông tư 111/2013/TT-BTC có định nghĩa về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ đầu tư vốn như sau:
“3. Thu nhập từ đầu tư vốn
Thu nhập từ đầu tư vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được dưới các hình thức:
a) Tiền lãi nhận được từ việc cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, nhóm cá nhân kinh doanh vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng dẫn tại tiết g.1, điểm g, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.
b) Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.”
Do đó, thu nhập từ chia lợi nhuận đầu tư, kinh doanh là cổ tức từ góp vốn cổ phần cũng sẽ phải nộp thuế TNCN.
2.2. Thuế suất
Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
2.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
Riêng thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với một số trường hợp khác như sau:
- Thu nhập từ giá trị phần góp vốn tăng thêm thì được xác định là thời điểm nhận thu nhập khi doanh nghiệp giải thể, chuyển mô hình, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc rút vốn.
- Thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn thì xác định tại thời điểm chuyển nhượng, rút vốn.
- Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu thì xác định lợi nhuận là thời điểm người đó chuyển nhượng cổ phiếu.
- Thu nhập từ đầu tư vốn ra nước ngoài thì xác định tại thời điểm người đó nhận thu nhập.
>> Tham khảo: Tính thuế TNCN cho thuê xe ô tô như thế nào?
2.4. Công thức tính thuế TNCN từ chia lợi nhuận
Thuế TNCN từ chia lợi nhuận được tính thuế suất toàn phần 5%.
Sau khi xác định thu nhập tính thuế từ chia lợi nhuận, bạn xác định thuế TNCN phải nộp theo công thức dưới đây:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất 5%.
3. Trường hợp nào không phải nộp thuế TNCN từ lợi nhuận được chia?
Tại Khoản 4, Điều 2 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế:
“3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm:
…c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, kể cả trường hợp góp vốn đầu tư bằng hiện vật, danh tiếng, quyền sử dụng đất, phát minh, sáng chế; trừ thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu Chính phủ, thu nhập sau khi đã nộp thuế TNDN của doanh nghiệp tư nhân và của công ty TNHH MTV do cá nhân làm chủ”.
Do đó, nếu cá nhân là chủ DN tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên sau khi nộp thuế TNDN được chia thì ko cần nộp thuế TNCN.
Trên đây là những hướng dẫn tính thuế TNCN từ chia lợi nhuận từ ECN. Hy vọng thông qua bài viết, quý khách đã nắm được cách xác định được khoản thuế TNCN cần nộp từ thu nhập được chia lợi nhuận của mình.
ECN là phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý và xuất chứng từ thuế TNCN cho người lao động. Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sản phẩm, xin vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768