Trang chủ Tin tức Giải đáp thắc mắc: Thuế TNCN phải nộp khi nào?

Giải đáp thắc mắc: Thuế TNCN phải nộp khi nào?

Bởi: ecn.net.vn - 12/03/2024 Lượt xem: 991 Cỡ chữ tru cong

Thuế TNCN được tính dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Việc nộp thuế TNCN đúng hạn và đầy đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn băn khoăn không biết thuế TNCN phải nộp khi nào?

Quy định thời hạn tính thuế TNCN
Thời hạn nộp thuế TNCN.

1. Thuế TNCN phải nộp khi nào?

Theo quy định tại Luật thuế TNCN năm 2007, thuế TNCN là khoản tiền bắt buộc mà cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước khi phát sinh thu nhập tính thuế theo quy định.
Cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế TNCN khi có tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương trên 11 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ các khoản tiền đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản giảm trừ (từ thiện, nhân đạo và các khoản tiền được miễn thuế khác).
Ngoài ra, một số trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng, có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì sẽ phải đóng thuế TNCN. Lưu ý: Cá nhân nếu có thu nhập tính thuế theo quy định với mỗi khoản thu nhập sẽ có quy định riêng.
Đặc biệt, thuế TNCN không chỉ áp dụng với cá nhân mà còn áp dụng với hộ kinh doanh. Cụ thể: Hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng sẽ phải nộp thuế TNCN theo quy định.
>> Tham khảo: Thuế TNCN hợp đồng thời vụ.

2. Cách tính thuế TNCN đối với tiền công, tiền lương

2.1. Cách tính thuế TNCN với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên

Công thức tính thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (1) x Thuế suất (2).

Trong đó:
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế (3)- Các khoản giảm trừ (4).
- Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn giảm.
(3)Thu nhập chịu thuế được xác định bằng tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương mà đối tượng nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế. Bao gồm: Tiền công, tiền lương và các khoản có tính chất tiền công, tiền lương; các khoản tiền trợ cấp khác.
(4) Các khoản được giảm trừ bao gồm:
- Khoản tiền đóng góp BHXH, BHYT, BHTN…
- Giảm trừ gia cảnh:
+ Giảm trừ cho đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
+ Giảm trừ với người phụ thuộc: 4,4, triệu đồng/tháng.
- Giảm trừ với các khoản tiền đóng góp từ thiện, nhân đạo.
(2) Thuế suất thuế TNCN

Biểu thuế thu nhập cá nhân
Các bậc tính thuế thu nhập cá nhân.

Phương pháp tính rút gọn theo Phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 111/2013/TT-BTC như sau:

Bậc

Thu nhập tính thuế/tháng

Thuế suất

Tính số thuế phải nộp

Cách 1

Cách 2

1

Đến 5 triệu đồng

5%

0 trđ + 5% TNTT

5% TNTT

2

Trên 5 triệu đến 10 triệu đồng

10%

0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ

10% TNTT – 0,25 trđ

3

Trên 10 triệu đến 18 triệu đồng

15%

0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ

15% TNTT – 0,75 trđ

4

Trên 18 triệu đến 32 triệu đồng

20%

1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ

20% TNTT – 1,65 trđ

5

Trên 32 triệu đến 52 triệu đồng

25%

4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ

25% TNTT – 3,25 trđ

6

Trên 52 triệu đến 80 triệu đồng

30%

9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ

30% TNTT – 5,85 trđ

7

Trên 80 triệu

35%

18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ

35% TNTT – 9,85 trđ

2.2. Người lao động không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng

Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng mà có thu nhập từ tiền công, tiền lương mỗi lần nhận từ 02 triệu đồng trở lên phải nộp thuế với mức 10%, trừ trường hợp làm cam kết theo Mẫu 08/CK-TNCN nếu đủ điều kiện.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Theo đó, số tiền thuế phải nộp được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả.

3. Lưu ý khi quyết toán thuế TNCN

Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế TNCN:
- Ủy quyền quyết toán thuế TNCN
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán thuế.
Điều kiện: Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương và ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một nơi, thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm quyết toán thuế.
- Thời gian nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN
Thời gian lập và gửi hồ sơ quyết toán thuế TNCN chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.
- Trường hợp không phải thực hiện quyết toán thuế
Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương trong các trường hợp dưới đây không cần quyết toán thuế TNCN:
+ Cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 VNĐ trở xuống.
+ Cá nhân có số thuế TNCN phải nộp thấp hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế, hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
+ Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân trong năm không quá 10 triệu đồng, đã được khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không cần quyết toán thuế với phần thu nhập này.
+ Cá nhân được doanh nghiệp/người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua, đóng góp cho người lao động.
>> Có thể bạn quan tâm: Quy định về thuế TNCN bảo hiểm nhân thọ.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuế TNCN và các quy định liên quan đến khoản thuế này. Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc thuế TNCN phải nộp khi nào của độc giả.
Mọi thông tin liên quan đến thuế TNCN, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768