Nộp thuế thu nhập cá nhân khi vừa đi làm, vừa kinh doanh riêng như thế nào?
Hiện nay rất nhiều người lao động sở hữu nhiều nguồn thu nhập. Ngoài việc đi làm tại các doanh nghiệp họ có thể làm thêm hoặc kinh doanh riêng. Vậy việc đóng thuế thu nhập cá nhân cho những đối tượng này sẽ được thực hiện như thế nào?
Đây là thắc mắc của không ít NTT có thu nhập từ 2 nơi.
Khi có từ 2 nguồn thu nhập trở lên, việc tính thuế TNCN của người lao động sẽ phải thực hiện như thế nào? Để có cơ sở thực hành, người lao động cần tham khảo thêm những quy định pháp luật cụ thể tính cho 2 nguồn thu nhập trên.
1. Cách tính thuế TNCN từ hoạt động kinh doanh riêng
Cá nhân người lao động có thể hoạt động kinh doanh riêng dưới nhiều hình thức như: bán hàng Online, mở cửa hàng, làm đại lý phân phối,... Những hoạt động kinh doanh này sẽ phải đóng thuế TNCN nếu phát sinh doanh thu trong năm dương lịch lớn hơn 100 triệu đồng (theo Khoản 3, Điều 4, Thông tư 40/2021/BTC).
1.1. Phương thức tính thuế cho hoạt động kinh doanh riêng
Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, Khoản thuế cho cá nhân kinh doanh riêng sẽ cần được tính theo một trong những phương pháp sau:
(1) Phương pháp kê khai thuế.
(2) Phương pháp thuế khoán (chủ yếu áp dụng phương pháp này).
(3) Nộp thuế theo từng lần phát sinh.
(4) Phương pháp tính thuế cho trường hợp tổ chức hoặc cá nhân nộp thuế thay cá nhân khác.
(5) Phương pháp tính thuế đối với trường hợp đặc thù như kinh doanh cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp.
1.2. Công thức tính các khoản thuế cho hoạt động kinh doanh riêng
Trường hợp cá nhân có hoạt động kinh doanh riêng phải chịu thuế (doanh thu từ 100 triệu trở lên trong năm dương lịch) thì người này sẽ phải thực hiện nộp 2 khoản thuế cho nhà nước gồm: thuế thu nhập cá nhân và thuế GTGT.
Công thức tính thuế TNCN:
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân = Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.
Công thức tính thuế GTGT:
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng.
Người lao động có thể tham khảo thêm về các khoản doanh thu bị tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân, tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân được quy định chi tiết trong khoản 1, khoản 2 và Phụ lục I của Thông tư 40/2021/TT-BTC.
2. Cách tính thuế TNCN từ tiền lương
Tại Điều 7, Thông tư số 111/2013/TT-BTC có quy định căn cứ tính thuế cho thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công với thuế suất tương ứng.
2.1. Khoản thu nhập tính thuế TNCN
Khoản thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế và trừ đi các khoản được giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều 8, Thông tư số 111/2013/TT-BTC bao gồm:
a) Khoản giảm trừ gia cảnh
b) Tiền đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí do chính mình chủ động đóng góp
c) Số tiền đóng góp cho các mục đích từ thiện, nhân đạo, và khuyến học.
2.2 Thuế suất TNCN từ tiền lương
Thuế suất là tỷ lệ của thuế TNCN được áp dụng cho thu nhập từ kinh doanh, lương và tiền công. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định rõ tại Điều 22 của Luật Thuế TNCN như sau:
Bảng mức thuế suất TNCN lũy tiến
Bậc thuế |
Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) |
Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) |
Thuế suất (%) |
1 |
Đến 60 |
Đến 5 |
5 |
2 |
Trên 60 đến 120 |
Trên 5 đến 10 |
10 |
3 |
Trên 120 đến 216 |
Trên 10 đến 18 |
15 |
4 |
Trên 216 đến 384 |
Trên 18 đến 32 |
20 |
5 |
Trên 384 đến 624 |
Trên 32 đến 52 |
25 |
6 |
Trên 624 đến 960 |
Trên 52 đến 80 |
30 |
7 |
Trên 960 |
Trên 80 |
35 |
2.3 Cách tính thuế TNCN từ tiền lương
Không phải khai quyết toán với khoản thu nhập từ kinh doanh hộ cá thể.
Thuế TNCN áp dụng cho thu nhập từ kinh doanh, lương và tiền công là tổng số tiền thuế được tính toán dựa trên từng bậc của thu nhập cá nhân.
Số thuế tính theo từng bậc thu nhập = Thu nhập tính thuế của bậc thu nhập (×) Thuế suất của bậc tương ứng.
Theo Điều 12, Thông tư số 151/2014/TT-BTC, cá nhân cư trú phải khai quyết toán thuế nếu họ có số thuế phải nộp thêm hoặc có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn thuế hoặc bù trừ thuế trong kỳ khai thuế tiếp theo, trừ trường hợp:
- Số thuế phải nộp ít hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế/bù trừ thuế vào kỳ sau.
- Thu nhập từ kinh doanh đã được nộp thuế theo phương pháp khoán.
Theo quy định của văn bản nêu trên, nếu người nộp thuế có hai nguồn thu nhập trong năm, bao gồm:
- Thu nhập từ lương và tiền công tại đơn vị khác
- Thu nhập từ kinh doanh hộ cá thể đã được nộp thuế theo phương pháp khoán.
Do đó, với thu nhập từ tiền công và lương tại đơn vị khác, người lao động sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân và tính theo quy định của Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo những quy định này, có thể kết luận rằng cá nhân không cần thực hiện quyết toán cho thu nhập từ kinh doanh hộ cá thể mà đã nộp thuế khoán.
Ngoài ra, để thực hiện thủ tục Thuế TNCN nhanh chóng, dễ dàng, Doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử ECN được phát hành bởi Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn.
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
- Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
- Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
- Tel : 024.37545222
- Fax: 024.37545223
- Website: https://ecn.net.vn/