Thuế là gì? Tại sao phải đóng thuế?
Thuế không chỉ là nghĩa vụ của người dân mà còn là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vậy, thuế là gì? Tại sao phải đóng thuế? Ở Việt Nam, thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà còn là công cụ điều tiết thu nhập, thúc đẩy sản xuất và đảm bảo công bằng xã hội.
1. Thuế là gì? Có các loại thuế nào?
Khái niệm về thuế được nhắc đến rất nhiều trong các hoạt động kinh doanh, kế toán tài chính. Việc hiểu rõ “thuế là gì” giúp doanh nghiệp và người dân chủ động tuân thủ pháp luật, đồng thời tối ưu hóa quyền lợi trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư.
1.1. Thuế là gì?
“Thuế” được hiểu là một khoản tiền bắt buộc mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho vào Ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật, không mang tính đối giá trực tiếp. Tiền thuế được sử dụng để phục vụ các mục đích chung của cộng đồng trong đó có duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và cung cấp các dịch vụ công như y tế, giáo dục, giao thông, an ninh quốc phòng, và phúc lợi xã hội.
Theo Wikipedia định nghĩa thuế như sau:
|
Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động, mỗi cá nhân hoặc tổ chức có thể chịu một hoặc nhiều loại thuế khác nhau. Việc hiểu rõ từng loại thuế giúp đảm bảo tuân thủ đúng quy định và hạn chế rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh và đời sống.
1.2. Có các loại thuế nào?
Hiện nay, thuế được chia thành nhiều loại khác nhau nhằm điều tiết thu nhập, kiểm soát hoạt động sản xuất - kinh doanh và huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Dưới đây là các loại thuế cơ bản đang áp dụng:
1. huế thu nhập cá nhân (TNCN): Áp dụng đối với thu nhập từ tiền lương, kinh doanh, đầu tư vốn, bản quyền, chuyển nhượng tài sản,… của cá nhân cư trú và không cư trú tại Việt Nam.
2. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thuế đánh vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp sau khi đã trừ chi phí hợp lý, hợp lệ.
3. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Là thuế áp dụng đối với hàng hóa được xuất khẩu hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.
4. Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng chịu thuế.
5. Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB): Là thuế đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt áp thuế tiêu thụ đặc biệt như: rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô cao cấp, trò chơi có thưởng,…
6. Thuế tài nguyên: Là thuế mà cá nhân, tổ chức phải nộp khi thực hiện khai thác tài nguyên thiên nhiên như than, dầu khí, khoáng sản, nước,…
7. Thuế bảo vệ môi trường: Là loại thuế đánh vào các sản phẩm gây ô nhiễm như xăng, dầu, túi ni-lông,…
8. Lệ phí trước bạ: Áp dụng khi đăng ký quyền sở hữu/sử dụng tài sản như ô tô, nhà đất,…
9. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Áp dụng với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp,…
2. Tại sao phải đóng thuế?
Ở nước ta, thuế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước và phát triển kinh tế xã hội. Đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân khi có thu nhập, đồng thời là nền tảng để xây dựng và phát triển đất nước.
Dưới đây là một số lý do phải đóng thuế:
(1) Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước theo đó:
- Nguồn thu duy trì phát triển hoạt động của bộ máy nhà nước: công an, quốc phòng, chính quyền các cấp.
- Phát triển cơ sở hạ tầng như đường xá, bệnh viện, trường học, anh sinh xã hội…
- Nguồn chi đảm bảo an sinh xã hội, các phúc lợi.
(2) Công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô
Thông qua việc thu thuế nhà nước điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Áp thuế cao đối với các ngành hàng không khuyến khích phát triển.
- Áp thuế thấp hoặc miễn thuế cho các ngành hàng hóa, dịch vụ cần mở rộng.
- Khuyến khích hoặc điều tiết hành vi tiêu dùng, sản xuất: Ví dụ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết hành vi tiêu dùng và mua bán rượu, bia, thuốc lá…
(3) Tái phân phối thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội
Thông qua các chính sách thuế và chi tiêu ngân sách, Nhà nước có thể:
- Đánh thuế theo thu nhập: thu nhập càng cao, đóng thuế càng nhiều.
- Hỗ trợ người có thu nhập thấp, thực hiện an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, trợ cấp,...
3. Trốn thuế bị phạt như thế nào?
Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật, bao gồm việc cố ý không khai báo, khai báo sai hoặc gian lận để giảm số thuế phải nộp hoặc không nộp thuế cho Nhà nước. Tùy vào mức độ vi phạm và số tiền trốn thuế, cá nhân hoặc tổ chức có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17, Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế có thể bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn. Cụ thể, đối với các hành vi như: Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không ghi chép sổ kế toán; không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, sử dụng hóa đơn không hợp pháp…
- Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
- Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
- Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế mà có một tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế nếu có hai tình tiết tăng nặng.
- Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Ngoài việc bị phạt tiền từ 1- 3 lần số tiền trốn thuế, người vi phạm còn bị truy thu toàn bộ số tiền thuế đã trốn và chậm nộp (nếu có).
Trong trường hợp nghiêm trọng, hành vi trốn thuế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 200, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).
- Trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Phạm tội trốn thuế với số tiền trốn thuế từ 300 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
- Phạm tội trốn thuế với số tiền 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1,5 tỷ đồng đến 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 - 07 năm.
Nắm rõ thuế là gì, tại sao phải đóng thuế là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta nhận thức và chấp hành tốt các quy định về thuế, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Hiện nay, việc kê khai và nộp thuế ngày càng thuận tiện và được siết chặt nhờ vào các giải pháp công nghệ hiện đại, góp phần xây dựng một nền tài chính quốc gia minh bạch, hiệu quả và bền vững.
Thu Hương
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử ECN được phát triển và phân phối bởi công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn. Nhờ tính năng ưu việt phần mềm ECN giúp doanh nghiệp lập, ký số và cấp chứng từ khấu trừ nhanh chóng, chính xác theo đúng chuẩn của cơ quan thuế. Bên cạnh đó, ECN còn cho phép xử lý hàng loạt chứng từ, tự động lưu trữ và dễ dàng tra cứu khi cần thiết. Nhờ đó, doanh nghiệp tối ưu được chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất công việc. Để được dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm ECN, Quý doanh nghiệp, đơn vị vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 24/7: Miền Bắc: 1900.4767, Miền Nam - Miền Trung: 1900.4768. |