Thuế TNCN hạch toán như thế nào và lưu ý khi hạch toán
Thuế TNCN là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thuế TNCN hạch toán như thế nào? Doanh nghiệp, đơn vị lưu ý gì khi hạch toán thuế TNCN, đảm bảo hạch toán chính xác các khoản cần nộp.
Tìm hiểu thuế TNCN hạch toán như thế nào?
1. Trách nhiệm hạch toán thuế TNCN
Doanh nghiệp có trách nhiệm hạch toán thuế TNCN theo quy định tại Khoản 2, Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 25/11/2014 của Bộ Tài chính.
Để hạch toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước sử dụng Tài khoản 333 (tài khoản phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm).
Tài khoản, Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân là tài khoản con cấp 2 của Tài khoản 333. Theo đó, Tài khoản 3335 phản ánh số thuế TNCN phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
2. Thuế TNCN hạch toán như thế nào?
Để hạch toán thuế TNCN đơn vị, doanh nghiệp sử dụng TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân. Đây là tài khoản cấp 2 của Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước (Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2).
2.1. Nguyên tắc hạch toán thuế TNCN
Khi hạch toán thuế TNCN cần đảm bảo các nguyên tắc hạch toán về thuế theo quy định tại Khoản 2, Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó sử dụng Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân dùng phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Nguyên tắc hạch toán thuế TNCN theo nguyên tắc chung khi hạch toán thuế:
- Dùng Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
- Doanh nghiệp chủ động tính, xác định và kê khai số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp cho Nhà nước theo luật định; Kịp thời phản ánh vào sổ kế toán số thuế phải nộp, đã nộp, được khấu trừ, được hoàn...
- Đối với các khoản thuế được hoàn, được giảm, kế toán phải phân biệt rõ số thuế được hoàn, được giảm là thuế đã nộp ở khâu mua hay phải nộp ở khâu bán và thực hiện theo nguyên tắc:
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.
>> Tham khảo: Hoàn thuế Online qua ứng dụng Etax mobile.
2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Kế cấu và nội dung phản ánh của tài khoản thuế 333 nói chung như sau:
Bên Nợ ghi:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Bên Có ghi:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân phải nộp Nhà nước.
Lưu ý:
Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ, và số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333:
- Phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước;
- Phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
2.3. Hướng dẫn hạch toán thuế TNCN
Căn cứ theo Điểm 3.6, Khoản 3, Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn hạch toán thuế TNCN quy định hạch toán thuế như sau:
(1) Khi xác định số thuế TNCN phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:
- Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
- Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
(2) Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:
a) Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài... ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:
Bên Nợ ghi:
- Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (tổng số phải thanh toán); hoặc
- Nợ TK 161 - Chi sự nghiệp (tổng số tiền phải thanh toán); hoặc
- Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng tiền phải thanh toán) (3531)
Bên có ghi:
- Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)
- Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả).
b) Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập, ghi:
Bên nợ ghi:
- Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả)
Bên có ghi:
- Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)
- Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả).
(3) Khi nộp thuế TNCN vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập, ghi:
- Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
- Có các TK 111, 112,...
Kế toán hạch toán thuế TNCN theo hướng dẫn. Lưu ý tính toán chính xác, tỉ mỉ các khoản thuế cần nộp.
3. Lưu ý khi hạch toán thuế TNCN
Việc hạch toán thuế TNCN là một trong những công việc quan trọng, đảm bảo xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện đúng nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Doanh nghiệp lưu ý hạch toán riêng các khoản thuế với nhau để đảm bảo tính xác thực và tường minh trong công tác kế toán thuế.
Lưu ý khi hạch toán thuế TNCN.
Dưới đây là một vài lưu ý cho kế toán khi hạch toán thuế TNCN:
- Lập sổ kế toán thuế TNCN và các chứng từ liên quan để theo dõi và kiểm soát hoạt động hạch toán thuế TNCN.
- Theo dõi chặt chẽ số tiền thuế TNCN đã khấu trừ, đã nộp và phải nộp vào ngân sách nhà nước.
- Cập nhật thông tin mới nhất liên quan đến chính sách thuế TNCN để đảm bảo hạch toán thuế đúng quy định, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
- Thực hiện kê khai, nộp thuế TNCN đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
- Có biện pháp thu hồi số tiền thuế TNCN đã khấu trừ nếu người lao động nghỉ việc trước thời hạn hoặc vi phạm hợp đồng lao động.
>> Tham khảo: Tải file excel tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.
Lưu ý các chính sách liên quan đến hạch toán thuế TNCN của doanh nghiệp:
- Chính sách trả lương gross hay lương net.
- Hoạt động sáp nhập hoặc luân chuyển lao động.
- Phần trả thu nhập chịu thuế của người lao động.
- Chính sách tiền lương đóng BHXH.
- Các chính sách, hoạt động thiện nguyện hàng năm.
Nắm được thuế TNCN hạch toán như thế nào sẽ tạo điều kiện để đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế của mình đồng thời tránh được các sai sót trong việc thanh toán thuế.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768