Trang chủ Tin tức Tiền lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?

Tiền lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?

Bởi: ecn.net.vn - 18/06/2024 Lượt xem: 231 Cỡ chữ tru cong

Tết Nguyên Đán là thời điểm nhiều người lao động mong ngóng để được nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả, đặc biệt là niềm háo hức mong chờ khoản tiền thưởng Tết và lương tháng 13. Liệu lương tháng 13 có tính thuế TNCN hay không? Hay nói cách khác, lương tháng 13 còn bao nhiêu sau khi trừ thuế là thắc mắc của nhiều độc giả.

 

Thuế TNCN với lương tháng thứ 13

Quy định về thuế TNCN.

 

1. Lương tháng 13 là gì?

 

Hiện nay, chưa có quy định chính thức nào về khái niệm lương tháng 13. Nhưng hiểu đơn giản, lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà doanh nghiệp dành cho người lao động vào dịp cuối năm theo sự thỏa thuận giữa hai bên. 

 

Khoản tiền này không bắt buộc phải có, mà tùy thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

 

Người lao động cần ban hành quy chế thưởng hợp pháp, công khai tại nơi làm việc sau khi đã tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

 

>> Tham khảo: Quy định thuế tncn giảm trừ gia cảnh và người phụ thuộc.

 

2. Cách tính lương tháng 13 như thế nào?

 

Hiện nay, có 2 cách tính lương tháng 13 phổ biến đang được các doanh nghiệp áp dụng là: tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình và tính theo tháng 12. Cụ thể: 

 

Cách 1: Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình:

 

Trường hợp 1: Người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên: Mức lương tháng 13 = Tiền lương trung bình 12 tháng. 

 

Ví dụ: Anh B có mức lương từ tháng 01/2024 - 10/2024 là 10 triệu đồng/tháng, 2 tháng cuối năm tăng lên 12 triệu đồng/tháng. Khi áp dụng theo cách tính trên, mức lương tháng 13 anh A nhận được sẽ là: 10,3 triệu đồng. 

 

Trường hợp 2: Người lao động chưa làm đủ 12 tháng: Mức lương tháng 13 = Thời gian làm việc trong năm/12 x Tiền lương trung bình tính theo thời gian làm việc của người lao động.

 

Ví dụ: Anh A bắt đầu làm việc từ tháng 5/2024, tính đến hết tháng 12/2024 là 7 tháng với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Mức lương tháng 13 của anh A được tính như sau: (7 tháng/12 tháng) x 10 triệu = 5,8 triệu đồng. 

 

Cách 2: Tính lương tháng 13 theo lương tháng 12

 

Theo đó: Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12.

 

Ví dụ: Anh B làm việc ở công ty từ tháng 1/2024 - 11/2024 với mức lương 8 triệu đồng/tháng. Từ tháng 12/2024 được tăng lên thành 10 triệu đồng. Như vậy, theo công thức trên, anh B sẽ nhận được mức lương tháng 13 là 10 triệu đồng.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

 

3. Lương tháng 13 có tính thuế TNCN không?

Quy định thuế TNCN

Thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công là khoản thu nhập chịu thuế TNCN.

 

Ngoài ra, Điểm e, Khoản 1, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức đều là đối tượng phải đóng thuế TNCN, trừ tiền thưởng kèm danh hiệu thi đua do Nhà nước phong tặng, kèm giải thưởng quốc gia, quốc tế, về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh…

 

Bên cạnh đó, Công văn số 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành cũng nêu rõ: Khoản thu nhập lương tháng 13 của người lao động thuộc khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của các cá nhân.

 

Tóm lại, tiền lương tháng 13 của người lao động là khoản tiền phải chịu thuế TNCN. Tuy nhiên, người lao động chỉ phải nộp thuế TNCN sau khi trừ các khoản giảm trừ mà vẫn đạt đến mức phải nộp thuế theo quy định.

 

>> Tham khảo: Phương pháp tính thuế TNCN rút gọn đối với thu nhập từ tiền lương tiền công.

 

4. Khi nào cá nhân phải nộp thuế TNCN?

 

Theo quy định tại Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương được tính như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (3).

 

Trong đó:

 

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế TNCN - Các khoản giảm trừ (2) 
  • Thu nhập chịu thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản thu được miễn thuế (1)

 

Dựa theo công thức trên, cá nhân chỉ phải nộp thuế khi có thu nhập tính thuế. Để xác định chính xác mình có phải nộp thuế hay không, và số tiền nộp thuế là bao nhiêu, độc giả thực hiện theo các bước sau:

 

Bước 1: Tính tổng thu nhập (bao gồm cả khoản tiền lương tháng 13)

 

Bước 2: Tính các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN (nếu có)

 

Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế theo công thức  (1)

 

Bước 4: Tính các khoản giảm trừ

 

- Giảm trừ gia cảnh:

 

+ Bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm).

 

Người phụ thuộc (nếu có): 4,4, triệu đồng/tháng.

 

- Giảm trừ các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện, khuyến học, nhân đạo… 

 

Bước 5: Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)

 

Bước 6: Tính số thuế TNCN phải nộp theo công thức (3)

 

>> Tham khảo: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân dịch vụ vận tải.

 

Như vậy, cá nhân sẽ phải nộp thuế TNCN khi có tổng thu nhập từ tiền công, tiền lương từ 11 triệu đồng/tháng trở lên (trong trường hợp không có người phụ thuộc).

 

Như vậy, bài viết này đã làm rõ vấn đề lương tháng 13 có tính thuế TNCN không.

 

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thuế TNCN với lương tháng 13.

 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.

 

Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:

 

Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768