Trang chủ Tin tức Thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu? Thuế TNCN với cá nhân cư trú và không cư trú

Thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu? Thuế TNCN với cá nhân cư trú và không cư trú

Bởi: ecn.net.vn - 04/10/2023 Lượt xem: 471 Cỡ chữ tru cong

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản thuế được áp dụng với các cá nhân phát sinh thu nhập tại Việt Nam. Trong năm 2023, chính sách thuế TNCN đã có những thay đổi gì và mức thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu? Để trả lời những câu hỏi trên, mời quý khách cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Thuế thu nhập cá nhân
Thuế TNCN là bao nhiêu?

1. Giới thiệu chung về thuế thu nhập cá nhân

Trong xã hội hiện nay, thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thu chi của nhà nước. Đây là một loại thuế áp dụng lên thu nhập mà mỗi cá nhân kiếm được từ các nguồn khác nhau như tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh cá nhân, cổ tức, lãi suất tiết kiệm, và nhiều nguồn thu khác.
Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc cân đối ngân sách quốc gia và hỗ trợ các dự án phát triển xã hội. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng kích thích người dân tiêu tiền và đầu tư thông qua việc thiết lập các mức thuế hợp lý. Bên cạnh đó, các chính sách về thuế thu nhập cá nhân còn có thể ảnh hưởng đến sự phân phối thu nhập trong xã hội và khuyến khích hoạt động kinh tế.

2. Thuế TNCN hiện nay là bao nhiêu?

Thuế thu nhập cá nhân được quy định bởi pháp luật thuế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 vẫn đang có hiệu lực và được sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn thực hiện bởi nhiều Nghị định, Thông tư khác.
>> Tham khảo: Mẫu ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

2.1. Thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến

Biểu thuế TNCN lũy tiến
Biểu thuế TNCN lũy tiến như thế nào?

Thuế thu nhập cá nhân thường được áp dụng theo mức lũy tiến, có nghĩa là các mức thuế sẽ tăng theo mức thu nhập tăng cao. Điều này đảm bảo rằng những người có thu nhập cao hơn sẽ chịu mức thuế cao hơn, trong khi những người có thu nhập thấp hơn sẽ chịu mức thuế thấp hơn.
Biểu thuế được áp dụng với trường hợp cá nhân cư trú với hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên như sau:

  • Thu nhập tính thuế đến 05 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 5%.
  • Thu nhập tính thuế từ 05 - 10 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 10%.
  • Thu nhập tính thuế từ 10 - 18 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 15%.
  • Thu nhập tính thuế từ 18 - 32 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 20%.
  • Thu nhập tính thuế từ 32 - 52 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 25%.
  • Thu nhập chịu thuế từ 52 - 80 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 30%.
  • Thu nhập chịu thuế trên 80 triệu đồng/tháng thì thuế suất là 35%.

Với các cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

2.2. Thuế TNCN với cá nhân không cư trú.

Thuế TNCN với cá nhân không cư trú
Thuế TNCN với cá nhân không cư trú.

Theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú được tính như sau:

“Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế * 20% thuế suất”.

Thu nhập chịu thuế là tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương mà người nộp thuế nhận được trong kỳ tính thuế.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

2.3. Các trường hợp được miễn thuế, giảm thuế

Pháp luật quy định một số trường hợp được miễn giảm thuế thu nhập cá nhân. Các khoản giảm trừ này gồm có:

  • Giảm trừ gia cảnh.
  • Giảm trừ đối với các khoản đóng Quỹ bảo hiểm, hưu trí tự nguyện.
  • Giảm trừ với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Cụ thể chi tiết về các khoản giảm trừ, quý khách vui lòng tham khảo thêm quy định tại Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC.

3. Phân biệt cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, để được xem là cá nhân cư trú tại Việt Nam, cá nhân cần thỏa mãn một trong các điều kiện sau:
(1) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Trong trường hợp nhập và xuất cảnh trong cùng một ngày, được tính chung là một ngày cư trú. Để xác định ngày đến và ngày đi, căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Sự hiện diện của cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam được xem là điều kiện đáp ứng yêu cầu cư trú.
(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
a. Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
b. Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
(3) Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

  • Cụ thể, cá nhân chưa hoặc không có nơi ở thường xuyên, nhưng có tổng số ngày thuê nhà từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng được xem là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê nhà ở nhiều nơi khác nhau.
  • Việc ở tại khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, nơi làm việc, hoặc trụ sở cơ quan đều được xem là thuê nhà để ở. Không quan trọng ai thuê, có thể là cá nhân hoặc người sử dụng lao động thuê cho người lao động.

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại điểm này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà không chứng minh được cư trú ở nước nào khác, thì vẫn được xem là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
>> Tham khảo: Khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN?

Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác dựa trên Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam, nếu không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú, thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.
Ngược lại, cá nhân cư trú sẽ được hiểu là những người không đáp ứng các quy định trên.
ECN hy vọng qua những thông tin bài viết cung cấp, quý khách đã có một góc nhìn tổng quan hơn về mức thuế TNCN hiện nay và nắm được các quy định để tự áp dụng tính với trường hợp của mình.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768