Khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN?
Trường hợp không được ủy quyền quyết toán thuế, người nộp thuế sẽ phải tự mình thực hiện quyết toán thuế TNCN. Việc tự quyết toán thuế không phải là thủ tục đơn giản với nhiều người. Vậy khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN?
Khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN?
1. Khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN?
Theo quy định tại Điểm d, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Điểm a, Khoản 2, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, Công văn 636/TCT-DNNCN năm 2021, cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN khi thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
- Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại 1 đơn vị, nhưng tại thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc ở tổ chức đó nữa.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế, hoặc khấu trừ thuế chưa đủ.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.
- Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10%, kể cả có thu nhập vãng lai tại 01 nơi duy nhất.
- Cá nhân có mã số thuế.
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương thuộc diện giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán kèm hồ sơ xét giảm thuế (Khoản 1, Điều 46, Thông tư 156/2013/TT-BTC).
- Cá nhân có số thuế phải nộp thêm hoặc nộp thừa, đề nghị hoàn trả hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo, trừ trường hợp quy định tại Tiết d.3, Điểm d, Khoản 6, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
- Cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày tính trong năm dương lịch đầu tiên, nhưng tính trong 12 tháng liên tục từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam là từ 183 ngày trở lên.
- Người nước ngoài đã kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam khai quyết toán thuế với Cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
Trên đây là 10 trường hợp cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN mà không được ủy quyền cho cá nhân, tổ chức chi trả thu nhập quyết toán thay.
>> Tham khảo: Thuế TNCN từ đầu tư vốn tính như thế nào?
2. Hồ sơ khai thuế với cá nhân tự quyết toán thuế TNCN
Theo quy định tại Phụ lục I, Danh mục hồ sơ khai thuế kèm Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ khai thuế với cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương phải trực tiếp khai thuế với Cơ quan thuế bao gồm:
- Khai thuế TNCN theo tháng/quý:
+ Mẫu 02/KK-TNCN: Tờ khai thuế TNCN (Mẫu tờ khai áp dụng cho cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền công, tiền lương trực tiếp khai thuế với Cơ quan thuế).
+ Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc: Theo Khoản 9.11 của Phụ lục này (Hồ sơ áp dụng với cá nhân lần đầu đăng ký người phụ thuộc hoặc cần thay đổi lại thông tin của người phụ thuộc).
Hồ sơ khai thuế TNCN bao gồm những gì?
+ Tờ khai quyết toán thuế TNCN theo Mẫu 02/QTT-TNCN ban hành kèm Phụ lục II, Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Phụ lục bảng kê giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc theo Mẫu 02-1/BK-QTT-TNCN ban hành kèm Phụ lục II, Thông tư 80/2021/TT-BTC.
+ Bản sao (chụp từ bản chính) chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, số thuế đã tạm nộp, số thuế đã nộp ở nước ngoài (nếu có). Nếu tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân, tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì Cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không cần chứng từ khấu trừ thuế.
+ Ngoài ra, nếu cá nhân, tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử thì người nộp thuế sử dụng bản thể hiện của chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử. + Bản sao giấy chứng nhận khấu trừ thuế, trong đó ghi rõ đã nộp thuế theo tờ khai thuế thu nhập nào do cơ quan trả thu nhập cấp, hoặc Bản sao chứng từ ngân hàng với số thuế đã nộp ở nước ngoài có xác nhận của người nộp thuế (nếu có).
+ Bản sao chứng từ, hóa đơn chứng minh các khoản đã đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo hoặc khuyến học (nếu có).
+ Giấy tờ chứng minh số tiền đã trả của đơn vị, tổ chức trả thu nhập ở nước ngoài (nếu có).
+ Hồ sơ đăng ký người phụ thuộc (nếu tính giảm trừ cho người phụ thuộc tại thời điểm quyết toán thuế với người phụ thuộc chưa đăng ký người phụ thuộc).
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
3. Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Theo quy định tại Điều 44, Luật Quản lý thuế, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
- Hồ sơ khai thuế theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Hồ sơ khai thuế theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Lưu ý về thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ khai thuế.
Ngoài ra, theo quy định tại Điểm 8, Điều 11, Nghị định 126/2020/NĐ-CP, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế như sau:
- Cá nhân có thu nhập từ tổ chức, cá nhân tại Việt Nam chi trả: Nộp hồ sơ tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
- Cá nhân có thu nhập từ tổ chức, cá nhân từ nước ngoài: Nộp hồ sơ tại Cơ quan thuế quản lý nơi cá nhân phát sinh công việc tại Việt Nam
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
- Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768