Chính sách thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài - cập nhật mới nhất
Hội nhập kinh tế kéo theo sự gia tăng của người lao động nước ngoài tại Việt Nam. Vấn đề về thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài được đặc biệt quan tâm. Với chính sách hiện tại người lao động nước ngoài hoàn toàn được bảo vệ ích khi làm việc tại Việt Nam.
1. Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (Personal income tax) là khoản tiền phải trích nộp vào ngân sách nhà nước của cá nhân có thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định của Pháp luật.
Thuế thu nhập cá nhân đánh vào người có thu nhập cao nhằm giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo, đồng thời là nguồn thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước.
2. Thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài xác định theo cá nhân cư trú hoặc không cư trú
Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định đối tượng nộp thuế thuế thu nhập cá nhân (TNCN) gồm 2 loại là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú. Do đó chính sách về thuế TNCN đối với người nước ngoài tương tự như đối với người Việt Nam khi có thu nhập chịu thuế trên lãnh thổ Việt Nam.
>> Tham khảo: Mẫu ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
Chính sách thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài tại Việt Nam.
2.1. Xác định cá nhân cư trú và không cư trú
Căn cứ Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN:
Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Một là: Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
+ Hai là: Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.
Cá nhân không cư trú là các trường hợp không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú theo quy định nêu trên.
2.2. Xác định đối tượng người nước ngoài là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú
Xác định người nước ngoài là cá nhân cư trú hoặc theo hướng dẫn tại Công văn 40822/CTHN-TTHT ngày 12 tháng 06 năm 2023 cụ thể:
Người lao động là người nước ngoài đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì được xác định là cá nhân cư trú. Cụ thể đáp ứng một trong các yêu cầu:
- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
- Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú (nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp).
- Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế (Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan,... không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động).
Người nước ngoài là cá nhân không cư trú là đối tượng không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú đã nêu trên. Việc xác định là cá nhân cư trú hoặc không cư trú ảnh hưởng đến cách tính thuế.
Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp có người lao động là người nước ngoài thì cần xác định rõ là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú sau đó đối chiếu với các quy định pháp luật về cách tính thuế TNCN để xác định mức thuế cần nộp.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
3. Chính sách thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài
Chính sách tính thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài căn cứ theo từng trường hợp.
Tính thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài.
3.1. Tính thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài
(1) Thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài là cá nhân cư trú
a) Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì thuế TNCN được tính theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó:
+) Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - các khoản giảm trừ.
+) Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân áp dụng bảng biểu thuế lũy tiến từng phần được quy định tại Điều 22, Luật Thuế TNCN năm 2007.
b) Trường hợp cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng tính như sau:
Cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên mức thu nhập (Căn cứ theo Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC).
(2) Thuế thu nhập cá nhân dành cho người nước ngoài là cá nhân không cư trú
Theo quy định tại Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
>> Tham khảo: Cách tính thuế TNCN bán nhà đất.
3.2. Chính sách chống đánh thuế 2 lần
Trên thực tế, tùy theo mỗi hiệp định đã ký kết mà Việt Nam có thể sẽ thực hiện một biện pháp hoặc kết hợp các biện pháp tránh đánh thuế hai lần, bao gồm: Khấu trừ thuế, khấu trừ gián tiếp, khấu trừ số thuế khoán.
Chính sách chống đánh thuế hai lần.
Theo quy định tại Điều 15, Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam - Hàn Quốc có quy định tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết.
Cụ thể, thu nhập của cá nhân người nước ngoài từ công việc làm công tại Văn phòng đại diện sẽ chỉ chịu thuế TNCN tại nước ngoài (được miễn thuế TNCN tại Việt Nam) nếu cả 3 điều kiện sau đồng thời được thỏa mãn.
- Một là: Người nhận tiền công có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn mười hai tháng liên tục.
- Hai là: Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia.
- Ba là: Số tiền thù lao không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768