Trang chủ Tin tức Thuế TNCN hộ kinh doanh: Tất tần tật những điều cần biết

Thuế TNCN hộ kinh doanh: Tất tần tật những điều cần biết

Bởi: ecn.net.vn - 28/12/2023 Lượt xem: 612 Cỡ chữ tru cong

Thuế TNCN hộ kinh doanh là loại thuế trực thu, áp dụng với hộ kinh doanh phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cách tính thuế thu nhập cá nhân dành cho hộ, cá nhân kinh doanh như thế nào? Trường hợp nào sẽ được miễn giảm thuế TNCN? Cùng đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây!

Cách tính thuế TNCN với hộ kinh doanh
Cách tính thuế TNCN hộ kinh doanh như thế nào?

1. Cách tính thuế TNCN hộ kinh doanh mới nhất 2024

Công thức tính thuế TNCN của hộ kinh doanh được xác định như sau:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Thuế suất thuế TNCN.  
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế TNCN: Là doanh thu bao gồm thuế của toàn bộ:
+ Tiền bán hàng, gia công, tiền hoa hồng, cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản tiền thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, thanh toán, hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.
+ Khoản trợ giá hoặc phụ thu, phụ trội được hưởng theo quy định.
+ Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng hoặc bồi thường khác.
+ Doanh thu khác mà hộ kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
- Thuế suất thuế TNCN: Được xác định theo tỷ lệ % cụ thể như Mục 2 dưới đây.
+ Nếu hộ kinh doanh hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế trên doanh thu áp dụng với từng lĩnh vực, ngành nghề.
+ Ngoài ra, nếu hộ kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì Cơ quan thuế ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
>> Tham khảo: Quy định về thuế TNCN bán chứng khoán.

2. Thuế suất thuế TNCN hộ kinh doanh

Mức thuế suất TNCN
Mức thuế suất thuế TNCN hộ kinh doanh quy định như thế nào?

Mức thuế suất thuế TNCN hộ kinh doanh năm 2024 được áp dụng theo quy định tại Phụ lục 1, ban hành kèm theo Thông tư số 40/2021/TT-BTC như sau:
- Mức thuế suất thuế TNCN 0,5% áp dụng cho ngành nghề phân phối, cung cấp hàng hóa:
+ Bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa.
+ Khoản tiền thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu…
+ Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT.
+ Hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định.
+ Khoản tiền thưởng, hỗ trợ đạt doanh số.
+ Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng.
- Mức thuế suất thuế TNCN 1% áp dụng cho các hoạt động sau:
+ Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%.
+ Cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất 5%.
- Mức thuế suất 1,5% áp dụng với nhóm sản xuất, vận tải, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu. Cụ thể:
+ Sản xuất, gia công, chế biến hàng hóa.
+ Khai thác và chế biến khoáng sản.
+ Vận tải hàng hóa hoặc hành khách.
+ Dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng, chuyển giao công nghệ.
+ Dịch vụ ăn uống
+ Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
+ Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất 10%.
+ Hoạt động không chịu thuế GTGT.
+ Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà có trách nhiệm khai thuế GTGT với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác theo quy định.
- Mức thuế suất 2% với dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
+ Dịch vụ lưu trú
+ Dịch vụ bốc xếp hàng hóa
+ Dịch vụ bưu chính, chuyển phát
+ Dịch vụ môi giới
+ Dịch vụ tư vấn: Tài chính, kế toán, pháp luật, thuế…
+ Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, quảng cáo trên sản phẩm…
+ Dịch vụ hỗ trợ văn phòng
+ Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, bi-a, internet, vũ trường…
+ Dịch vụ giặt là, may đo, cắt tóc, gội đầu…
+ Dịch vụ sửa chữa máy tính và đồ dùng gia đình.
+ Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng.
+ Dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất 10%.
+ Xây dựng lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu.
+ Một số dịch vụ khác…
- Thuế suất thuế TNCN 5% với danh mục ngành nghề sau:
+ Cho thuê tài sản.
+ Đại lý xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp.
+ Bồi thường vi phạm hợp đồng…
>> Tham khảo: 
Cách tính thuế TNCN với cá nhân không cư trú.

3. Trường hợp nào được miễn thuế TNCN hộ kinh doanh?

Miễn thuế TNCN
Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm được miễn thuế TNCN.
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 92/2015/TT-BTC, hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm (đã nộp thuế khoán kinh doanh trọn năm) thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân của năm.
Các trường hợp còn lại phải nộp thuế TNCN, chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trong trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có phát hiện sai sót.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Như vậy, hiện nay hộ kinh doanh phải nộp ba loại thuế chính là: Lệ phí (thuế) môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, hộ kinh doanh sẽ phải nộp một số loại thuế khác tùy thuộc vào mặt hàng kinh doanh là đối tượng chịu thuế.
Tóm lại, thuế TNCN hộ kinh doanh là một loại thuế quan trọng với ngân sách nhà nước. Việc nộp thuế đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của các hộ kinh doanh, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích để quý độc giả hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ với Cơ quan thuế địa phương để được hướng dẫn.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768