Tiền ăn được miễn thuế thu nhập cá nhân không?
Tại nhiều doanh nghiệp người lao động được trả phụ cấp tiền ăn trực tiếp cùng với tiền lương, tiền công thay vì tổ chức ăn giữa ca, tổ chức ăn trưa hay phát phiếu ăn. Tuy nhiên, theo quy định tiền ăn được miễn thuế thu nhập cá nhân không lại khiến nhiều lao động thắc mắc.
Giải đáp: tiền ăn được miễn thuế thu nhập cá nhân không.
1. Tiền ăn được miễn thuế thu nhập cá nhân không
Để hiểu rõ tiền ăn được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không người lao động cần nắm rõ về thuế thu nhập cá nhân là gì và các khoản thu nhập chịu thuế theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ tài chính.
1.1. Thuế thu nhập cá nhân là gì
Thuế thu nhập cá nhân được hiểu là khoản tiền phải trích nộp từ một phần tiền lương và nguồn thu khác của người tạo ra thu nhập đóng cho cơ quan Thuế để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định.
Các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm các khoản thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền công tiền lương, hay thu nhập từ các khoản đầu tư và chuyển nhượng vốn, đầu tư bất động sản, trúng thưởng… được quy định tại Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
>> Tham khảo: Có phải chịu thuế thu nhập cá nhân bán ô tô cũ không?
1.2. Quy định tiền ăn được miễn thuế thu nhập cá nhân
Tiền ăn giữa ca, ăn trưa được xếp vào khoản tiền trợ cấp, phụ cấp có tính chất tiền công, tiền lương. Căn cứ Điểm g, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định rõ như sau:
"Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
…
g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân."
Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp không tổ chức ăn trưa, mua suất ăn hoặc cấp phiếu ăn cho người lao động thì khoản tiền ăn trả cho người lao động ăn giữa ca, ăn trưa được miễn thuế TNCN nếu mức chi phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp doanh nghiệp chi vượt quá số tiền theo hướng dẫn sẽ phải tính thuế TNCN của phần chi vượt quá.
>> Tham khảo: Báo giá phần mềm ECN.
2. Mức tiền ăn tối đa được miễn thuế thu nhập cá nhân
Các doanh nghiệp tùy vào tình hình tài chính hoặc tùy từng vị trí mà chi trả mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động giống hoặc khác nhau. Để đảm bảo việc tính thuế TNCN được đồng nhất, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn mức chi tiền ăn tối đa được miễn thuế TNCN.
Mức tiền ăn tối đa được miễn thuế TNCN là 730.000 đồng/người/tháng.
Cụ thể, tại Khoản 4, Điều 22, Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội chỉ rõ:
“Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”
Theo đó, mức tiền ăn tối đa doanh nghiệp chi cho người lao động không bị tính thuế TNCN là 730.000 đồng/người/tháng. Trường hợp tiền ăn vượt quá 730.000 đồng/người/tháng người lao động sẽ bị tính thuế TNCN trên phần vượt quá.
>> Tham khảo: Tổng hợp quy định quyết toán thuế thu nhập cá nhân mới nhất.
Lưu ý:
- Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.
3. Các khoản phụ cấp, trợ cấp ngoài tiền ăn khác được miễn thuế thu nhập cá nhân
Bên cạnh khoản tiền ăn được miễn thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì có rất nhiều khoản trợ cấp, phụ cấp khác mà người lao động không phải nộp thuế.
Cụ thể, theo Điểm b, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản phụ cấp, trợ cấp sau đây không tính vào thuế thu nhập cá nhân:
Các khoản trợ cấp, phụ cấp không phải chịu thuế TNCN.
(1) Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN
- Phụ cấp ưu đãi hàng tháng;
- Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang;
- Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao;
- Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản;
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm;
- Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp đặc thù ngành nghề.
(2) Các khoản trợ cấp không tính thuế TNCN
- Trợ cấp ưu đãi hàng tháng, trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
- Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ;
- Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (VD: trợ cấp TNLĐ-BNN, trợ cấp thai sản, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp…);
- Khoản trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật;
- Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật;
- Tiền trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.
Trong một doanh nghiệp mức hỗ trợ tiền ăn của các cá nhân có cấp bậc khác nhau, có công việc khác nhau có thể khác nhau do đó sẽ xảy ra trường hợp tiền ăn vượt quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phần tiền vượt quá sẽ phải tính thuế TNCN.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768