Cách tính thuế thu nhập cá nhân của Youtuber
Youtuber là thuật ngữ quen thuộc trong thời đại công nghệ phát triển. Youtuber có thể kiếm được số tiền khá lớn khi đăng tải nội dung lên trang Youtube. Với số tiền nhận được, cá nhân đó có phải đóng thuế không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về cách tính thuế thu nhập cá nhân của Youtuber.
Youtuber là người sáng tạo nội dung/streamer trên nền tảng youtube.
1. Cá nhân có thu nhập từ Youtube có phải đóng thuế TNCN không?
Trước tiên, hiểu đơn giản, Youtuber là người sáng tạo nội dung dưới dạng video và đăng tải trên nền tảng Youtube. Người làm Youtube có thể kiếm được tiền thông qua một số hoạt động như:
- Trở thành Đối tác của Youtube: Nhà sáng tạo nội dung có thể đăng tải nội dung lên Youtube và được nền tảng này cho phép bật chế độ kiếm tiền. Điều này đồng nghĩa với việc các quảng cáo hiển thị trên video, khi người xem click vào càng nhiều, youtuber sẽ có thu nhập càng cao.
- Tham gia Network: Hiện nay, có nhiều network khác nhau được thành lập nhằm quản lý nội dung và phân phối quảng cáo video. Khi trở thành thành viên, network sẽ thanh toán tiền cho các youtuber.
- Kêu gọi donate: Youtuber hoặc Streamer có thể kêu gọi fan xem video và ủng hộ video bằng cách ủng hộ trực tiếp qua nội dung video hoặc viết dưới phần mô tả của video được đăng tải.
- Nhận quảng cáo sản phẩm, dịch vụ: Trở thành KOLs sẽ giúp Youtuber kiếm được số tiền lớn thông qua việc hợp tác, chạy quảng cáo với nhãn hàng.
Vậy youtuber có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không? Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân, đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, Khoản 1, Điều 1, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
>> Tham khảo: Quy định thuế thu nhập cá nhân giảm trừ người phụ thuộc?
Làm youtuber phải đóng thuế TNCN theo quy định.
Như vậy, cá nhân có thu nhập từ các nguồn như Youtube, Facebook, Google là đối tượng chịu thuế TNCN và thuế GTGT. Do đó, cá nhân phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuế.
Điểm c, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định:
- Cá nhân ký hợp đồng với công ty đối tác của Google, Facebook… tại Việt Nam thì sẽ không tự kê khai thuế mà tổ chức đó phải kê khai và nộp thay.
- Cá nhân trong nước nhận tiền trực tiếp từ Google, Facebook… thì phải tự khai thuế.
- Doanh nghiệp có doanh thu từ Google, Facebook… khai thuế theo quy định về thuế TNDN.
2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân của Youtuber
- Đối với doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Luật thuế TNDN sửa đổi năm 2013 và Điều 8, Luật thuế GTGT năm 2008, doanh nghiệp có doanh thu từ các nền tảng mạng xã hội như Youtube sẽ phải kê khai và đóng thuế TNDN, thuế GTGT với mức thuế như sau:
+ Thuế TNDN: 20% của tổng doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí.
+ Thuế GTGT: 10% tổng doanh thu sau khi đã trừ các khoản chi phí.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân của youtuber.
- Đối với cá nhân:
Điều 1 và Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định:
+ Cá nhân có thu nhập từ hoạt động trên Youtube, Google, Facebook dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
+ Cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất như sau: Thuế GTGT: 5%/doanh thu tính thuế, và thuế TNCN: 2%/doanh thu tính thuế. Trong đó, doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Youtube hoặc từ các kênh đối tác thanh toán cho cá nhân đó (Lưu ý: Cá nhân sẽ không được khấu trừ các khoản chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp).
Tóm lại, thuế thu nhập cá nhân của youtuber phải nộp là 2%/doanh thu tính thuế. Sau khi đã xác định được số thuế phải nộp, cá nhân sử dụng tờ khai thuế mẫu 01/CNKD (ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính) để tự kê khai thuế theo hình thức Hộ kinh doanh.
Về địa điểm kê khai thuế, cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số cần nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
3. Hành vi trốn đóng thuế TNCN sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo Điểm b, Khoản 1, Điều 7 và Điểm d, Khoản 1, Điều 138, Luật quản lý thuế 2019, hành vi trốn thuế sẽ bị phạt với số tiền từ 1-3 lần số tiền thuế trốn đóng. Cụ thể mức phạt được quy định tại Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, với hành vi cố tình khai sai thu nhập với mục đích trốn thuế thì sẽ bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu, và buộc phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, tiền chậm nộp.
- Trách nhiệm hình sự khi trốn thuế
Điều 200, Bộ luật hình sự năm 2015, bổ sung năm 2017 quy định, hành vi trốn thuế chia làm 02 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Số tiền trốn thuế từ 100 đến dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
- Trường hợp 2: Số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về các tội được quy định, chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 triệu – 500 triệu hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768