Trang chủ Tin tức Thuế thu nhập cá nhân - Ai phải nộp?

Thuế thu nhập cá nhân - Ai phải nộp?

Bởi: ecn.net.vn - 04/05/2023 Lượt xem: 1323 Cỡ chữ tru cong

Thuế thu nhập cá nhân đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu hệ thống thuế tại Việt Nam. Đây là loại thuế trực thu đánh vào người lao động có thu nhập cao. Vậy thuế thu nhập cá nhân - Ai là người phải nộp? thông tin ngay sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân - Ai phải nộp.

1. Thuế thu nhập cá nhân là gì

Thuế thu nhập cá nhân là gì? Trên thực tế hiện chưa có bất cứ văn bản nào định nghĩa về thuế thu nhập cá nhân nhưng thông qua các quy định về loại thuế này có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu mà người có thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Thuế TNCN đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô, tăng nguồn ngân sách nhà nước, giảm

2. Thuế thu nhập cá nhân - Ai phải nộp?

Để xác định được ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân (đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là ai) cần căn cứ theo quy định của Pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
>> Tham khảo: Thuế thu nhập cá nhân lũy tiến.

2.1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật

Căn cứ Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đối tượng phải nộp thuế TNCN được chia làm 2 nhóm là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.
Theo Điều 2, Nghị định 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 hướng dẫn tại Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 (được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) quy định cụ thể:

Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.

2.1.1. Cá nhân cư trú

Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
Một là: Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
Lưu ý:

  • Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
  • Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

Hai là: Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

  • Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú
  • Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Lưu ý:

  • Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.
  • Việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú. Trường hợp cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú thì cá nhân cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú.

2.1.2. Cá nhân không cư trú

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú đã nêu trên. Cá nhân không cư trú có quy định mức đóng thuế TNCN khác với cá nhân cư trú.
>> Có thể bạn quan tâm: Tra cứu mã số thuế TNCN.

2.2. Xác định thuế thu nhập cá nhân - Ai phải nộp

Trên thực tế, không phải tất cả các đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế TNCN. Căn cứ theo cách tính thuế TNCN các đối tượng chỉ phải nộp thuế khi đáp ứng điều kiện về thu nhập tính thuế dương.
Cụ thể người phải nộp thuế là người có thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi các khoản giảm trừ thuộc phạm vi quy định phải nộp thuế của Pháp luật về mức đóng thuế TNCN.
Thuế TNCN được tính trong từng trường hợp như sau:

  • Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên: tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần;
  • Trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng và không ký hợp đồng lao động: tính thuế theo thuế suất toàn phần 10%;
  • Trường hợp người lao động không cư trú: tính thuế theo thuế suất toàn phần 20%

Công thức tính thuế TNCN:

Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế  x  Thuế suất.

Thu nhập tính thuế phải đảm bảo luôn dương. Trong đó đối với lao động được trả lương trả công thì thu nhập tính thuế được tính như sau:

Thu nhập tính thuế = Tổng tiền lương nhận được - các khoản được miễn thuế - các khoản giảm trừ.

Năm 2023, mức giảm trừ gia cảnh được thực hiện căn cứ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14.

  • Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  • Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Đối với người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công năm 2023 tối thiểu lớn hơn 11 triệu đồng/tháng (thu nhập sau khi đóng BHXH) và không có người phụ thuộc thì mới phải nộp thuế TNCN.

3. Trường hợp được giảm thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là loại thuế bắt buộc tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt gặp khó khăn có thể xin giảm thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ theo Điều 5 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, Điều 5 Nghị định 65/2013/NĐ-CP và Điều 4, Thông tư 111/2013/TT-BTC các trường hợp được giảm thuế TNCN gồm:

  • Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế
  • Người nộp thuế gặp bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế

Cách tính thuế thu nhập cá nhân
Tính thuế TNCN được giảm căn cứ vào mức độ thiệt hại do thiên tai hỏa hoạn.

Người nộp thuế nộp đơn xin giảm thuế để được xét giảm thuế TNCN tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Cách xác định số thuế được giảm như sau:

  • Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.
  • Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.

Cách xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế:

  • Mức độ thiệt hại được giảm thuế bằng tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).

Người nộp thuế làm hồ sơ xét giảm thuế thực hiện theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế. Đồng thời việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế (người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó).
Trên đây là giải đáp “Thuế thu nhập cá nhân - Ai phải nộp?”. Người lao động có thể nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, nộp thuế TNCN online hoặc ủy quyền cho đơn vị, doanh nghiệp nơi người lao động làm việc thực hiện nộp thuế.
Quý khách có nhu cầu được tư vấn sâu hơn về thuế TNCN cũng như phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử ECN xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội
  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: https://ecn.net.vn/