Thuế TNCN phái sinh là gì? Cách tính như thế nào?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) phái sinh là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với nhiều nhà đầu tư, là loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh từ các hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn, thuế TNCN phái sinh là gì? Cách tính toán toán và kê khai loại thuế đặc biệt này.
Tìm hiểu thuế TNCN phái sinh là gì?
1. Thuế TNCN phái sinh là gì?
Trong các văn bản pháp luật không có định nghĩa về thuế TNCN phái sinh. Tuy nhiên, theo cách hiểu gắn với hoạt động thương mại thì thuế TNCN phái sinh là khoản thuế TNCN mà nhà đầu tư cá nhân phải nộp vào ngân sách nhà nước khi có lợi nhuận từ các giao dịch chứng khoán phái sinh.
Trong đó, chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán có giá trị được quyết định bởi giá trị của một loại tài sản cơ sở khác, như cổ phiếu, hàng hóa, chỉ số thị trường, v.v. Chứng khoán phái sinh gồm bốn loại chính là:
- Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
- Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ở thời điểm hiện tại.
- Hợp đồng hoán đổi: là một thỏa thuận giữa các bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.
- Hợp đồng quyền chọn: xác nhận quyền của người mua và nghĩa vụ của người bán để thực hiện một trong các giao dịch theo quy định của Luật chứng khoán.
Như vậy, hiểu đơn giản thì thuế TNCN phái sinh là khoản thuế TNCN áp dụng lên phần chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra của hợp đồng phái sinh.
>> Tham khảo: Mức giảm trừ thuế TNCN đối với người phụ thuộc.
2. Cách tính thuế TNCN phái sinh
Cách tính thuế TNCN phái sinh được căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, căn cứ tính thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.
Công thức tính thuế:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất |
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua và các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Thuế suất: Thế suất áp dụng là 20% và 0,1%.
Tính thuế TNCN phái sinh.
Lưu ý:
(1) Đối với thuế suất 20%
- Trường hợp áp dụng: Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% là cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán.
- Cá nhân áp dụng thuế suất 20% khi quyết toán thuế TNCN, được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0,1% trong năm tính thuế.
>> Tham khảo: Cách khai thuế TNCN vãng lai đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế.
(2) Đối với thuế suất 0,1%
- Trường hợp áp dụng: Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần kể cả trường hợp áp dụng thuế suất 20%.
Cách tính thuế TNCN tạm nộp:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần |
x |
Thuế suất 0,1% |
Ví dụ:
Ông A mua vào một hợp đồng chuyển nhượng 1000 cổ phiếu tương lai với giá 100.000 đồng/cổ phiếu và bán ra với giá 110.000 đồng/cổ phiếu.
Ta có:
- Lợi nhuận của của ông A là 10.000.000 đồng.
- Thuế TNCN phải nộp là: 10.000.000 đồng x 0,1% = 100.000 đồng.
3. Thời hạn nộp thuế TNCN phái sinh và lưu ý
Việc xác định thời hạn nộp thuế TNCN phái sinh rất quan trọng, chúng sẽ giúp người nộp tránh được các rủi ro bị phạt tiền do nộp chậm.
3.1. Thời hạn nộp thuế TNCN phái sinh
Thời điểm nộp thuế TNCN phái sinh được căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 55, Luật Quản lý thuế 2019 và Khoản 2, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
(1) Trường hợp khai và nộp thuế TNCN theo năm
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử; Phần mềm hóa đơn điện tử.
(2) Trường hợp khai và nộp thuế TNCN theo tháng
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
(3) Trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán thuế TNCN
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế TNCN.
Thời hạn nộp thuế TNCN phái sinh.
3.2. Lưu ý khi nộp thuế TNCN phái sinh
Để giảm thiểu rủi ro, nhà đầu tư nên chủ động tìm hiểu thông tin, tham khảo ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng khi nộp thuế TNCN phái sinh.
- Khai báo chính xác: Nhà đầu tư cần khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin về giao dịch chứng khoán phái sinh để tính toán số thuế phải nộp.
- Lưu trữ và bảo quản chứng từ cẩn thận: Nên lưu giữ hóa đơn, chứng từ liên quan đến giao dịch để đối chiếu khi cần thiết.
- Nộp thuế đúng hạn: Việc nộp thuế trễ hạn sẽ dẫn đến việc phải chịu phạt.
Tính và nộp thuế TNCN phái sinh là một phần không thể thiếu trong hoạt động đầu tư chứng khoán phái sinh.
Việc tính toán chính xác số thuế phải nộp và nộp thuế đúng hạn giúp các nhà đầu tư tránh bị phạt, bên cạnh đó còn đảm bảo tính minh bạch, góp phần xây dựng một thị trường tài chính minh bạch và lành mạnh.
Để tham khảo thêm về phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới ECN để được tư vấn viên hỗ trợ theo hotline:
- Miền Bắc: 1900.4767
- Miền Trung, Nam: 1900.4768