Trang chủ Tin tức Tính thuế TNCN bán cổ phần và những cần lưu ý

Tính thuế TNCN bán cổ phần và những cần lưu ý

Bởi: ecn.net.vn - 14/12/2023 Lượt xem: 493 Cỡ chữ tru cong

Thuế TNCN bán cổ phần là một trong những khoản thuế nộp ngân sách nhà nước cần phải hạch toán khi kết thúc năm tài chính hoặc theo quy định riêng. Những thông tin dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về cách tính thuế TNCN bán cổ phần và những điểm cần lưu ý.

Tính thuế TNCN từ bán cổ phần
Cách tính thuế TNCN bán cổ phần và những lưu ý.

1. Thuế TNCN bán cổ phần là gì

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản thuế trực thu đánh vào cá nhân có thu nhập chịu thuế, theo quy định của Pháp luật.
Thuế TNCN là công cụ quan trọng góp phần phần vào việc điều điều tiết kinh tế vĩ mô, giúp giảm sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội.
Bên cạnh đó còn là nguồn thu quan trọng đóng góp vào ngân sách nhà nước tạo nguồn thu góp phần phát triển kinh tế xã hội.  
Thuế TNCN bán cổ phần là khoản tiền phải trích nộp ngân sách nhà nước khi cá nhân có khoản thu nhập từ việc bán cổ phần theo quy định của Pháp luật về thuế TNCN.
>> Tham khảo: Quy định xử phạt khi không quyết toán thuế TNCN.

2. Các loại cổ phần

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020).
Cổ phần gồm có:

  • Cổ phần phổ thông
  • Cổ phần ưu đãi gồm: Cổ phần ưu đãi cổ tức; Cổ phần ưu đãi hoàn lại; Cổ phần ưu đãi biểu quyết; Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

3. Cách tính thuế TNCN bán cổ phần

Việc bán cổ phần (hay chuyển nhượng cổ phần) là hoạt động cổ đông sáng lập hoặc cổ đông hiện hữu góp vốn bán lại cổ phần của mình cho một cổ đông trong công ty hoặc thành viên khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và theo quy định khác của văn bản pháp luật có liên quan cụ thể:

  • Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013
  • Các văn bản pháp lý liên quan khác.

Mức thuế TNCN bán cổ phần căn cứ vào thu nhập tính thuế từ bán cổ phần và thuế suất. Đối với cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú sẽ có mức thuế suất khác nhau.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn lập đơn xin hủy tờ khai thuế TNCN.

Thuế TNCN từ bán cổ phần tính thế nào?
Thuế TNCN bán cổ phần căn cứ theo thu nhập tính thuế và thuế suất.

3.1. Cách tính thuế TNCN từ bán cổ phần đối với cá nhân cư trú

Căn cứ tính thuế TNCN từ bán cổ phần đối với cá nhân cư trú được tính bằng thu nhập tính thuế từ bán cổ phần  nhân (x) với thuế suất. Cụ thể công thức tính như sau: 

Thuế TNCN phải nộp từ bán cổ phần

=

Thu nhập tính thuế từ bán cổ phần

×

Thuế suất

20%

Trong đó:

  • Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
  • Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ bán cổ phần được xác định bằng giá bán trừ giá mua của phần cổ phần được bán và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ bán cổ phần.

3.2. Cách tính thuế TNCN từ bán cổ phần đối với cá nhân không cư trú

Thuế TNCN đối với thu nhập từ bán cổ phần của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần cổ phần của mình nhân (x) với thuế suất 0,1%. Công thức tính như sau:

Thuế TNCN phải nộp từ bán cổ phần

=

Tổng tiền nhận được từ bán cổ phần

×

Thuế suất

0,1%

Mức thuế TNCN phải nộp không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

4. Những lưu ý về thuế TNCN bán cổ phần

Để tính được thuế thu nhập cá nhân bán cổ phần cần xác định rõ đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú và lưu ý thời điểm xác định thu nhập tính thuế TNCN bán cổ phần, các khoản giảm trừ khi tính thuế.

4.1. Xác định đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú

Xác định đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú căn cứ theo quy định tại Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC cụ thể:
Cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày.
(2) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

  • Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú
  • Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế.

Cá nhân không cư trú là cá nhân không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú đã nêu trên.
Đặc biệt luu ý:

  • Trường hợp cá nhân có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam nếu cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định (việc chứng minh là đối tượng cư trú của nước khác được căn cứ vào Giấy chứng nhận cư trú).
  • Cá nhân phải cung cấp bản chụp Hộ chiếu để chứng minh thời gian cư trú nếu cá nhân thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam không có quy định cấp Giấy chứng nhận cư trú.

4.2. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ việc bán cổ phần được xác định là thời điểm hợp đồng bán cổ phần có hiệu lực.
Lưu ý:

  • Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
  • Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Thông qua chia sẻ về cách tính thuế TNCN bán cổ phần và những điểm cần lưu hy vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc trong hạch toán thuế.
Trường hợp có nhân có thêm các khoản thu nhập tính thuế từ tiền công tiền lương thì cần hạch toán riêng phần thuế TNCN từ bán cổ phần.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768