Trang chủ Tin tức Mức hưởng phụ cấp độc hại 2023? Phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không?

Mức hưởng phụ cấp độc hại 2023? Phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không?

Bởi: ecn.net.vn - 06/07/2023 Lượt xem: 2394 Cỡ chữ tru cong

Người lao động làm việc trong môi trường độc hại, bên cạnh tiền lương, tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất công việc thì sẽ được hưởng thêm khoản phụ cấp độc hại. Mức hưởng phụ cấp độc hại năm 2023 như thế nào? Phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không? Cùng ECN đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Phụ cấp độc hại cho người lao động
Phụ cấp độc hại nguy hiểm trả cùng kỳ lương hàng tháng cho NLĐ.

1. Phụ cấp độc hại nguy hiểm là gì?

Phụ cấp độc hại nguy hiểm là chế độ phụ cấp thâm niên dành cho người lao động khi làm việc trong môi trường có điều kiện độc hại, nguy hiểm. Khoản phụ cấp này sẽ được trả cùng kỳ lương hàng tháng của người lao động như sau:

  • Làm việc dưới 4 tiếng/ngày: Tính 1/2 ngày
  • Làm việc từ 4 tiếng giờ lên: Tính 1 ngày.

Phụ cấp độc hại nhằm bù đắp 1 phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần, hoặc thậm chí là suy giảm khả năng lao động cho người lao động. Tùy theo ngành nghề, lĩnh vực, mức ảnh hưởng này có sự khác nhau, chính vì vậy, mức phụ cấp đối với từng đối tượng sẽ khác nhau.
Danh sách công việc độc hại, nguy hiểm, người lao động có thể tham khảo tại: Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ, Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH, Quyết định số 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH, Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH.
>> Tham khảo: Tra cứu mã số thuế TNCN.

2. Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại

Mức hưởng phụ cấp độc hại cho người lao động có 03 trường hợp dưới đây:

2.1. Người lao động làm việc cho công ty không thuộc nhà nước

Trường hợp này, mức hưởng phụ cấp độc hại sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.

2.2. Người lao động làm việc tại công ty nhà nước

Theo quy định tại Điều 11, Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH, phụ cấp độc hại, nguy hiểm sẽ được trả như sau:

  • Điều kiện lao động bình thường: Thấp nhất là 5% và cao nhất là 10% mức lương.
  • Điều kiện công việc đặc biệt độc hại, nguy hiểm: Thấp nhất là 7% và cao nhất là 15% mức lương.

Mức hưởng phụ cấp độc hại
Mức hưởng phụ cấp độc hại năm 2023 có sự khác biệt.

2.3. Người lao động là cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước

Ngày 11/11/2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023. Theo đó, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng. Như vậy, với sự thay đổi trên, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ ngày 01/7/2023, cụ thể như sau:

Mức

Hệ số

Mức tiền phụ cấp

1

0,1

180.000 đồng/tháng

2

0,2

360.000 đồng/tháng

3

0,3

540.000 đồng/tháng

4

 0,4

720.000 đồng/tháng

Trong đó, theo quy định tại Khoản 2, Mục II, Thông tư 07/2005/TT-BNV, các mức độ từ 1 đến 4 được xác định như sau:
Mức 1: Hệ số 0,1 áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở nơi có yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại, khí bụi độc, môi trường dễ bị lây nhiễm và mắc các bệnh truyền nhiễm.
  • Trực tiếp làm việc trong môi trường chịu áp suất cao, thiếu dưỡng khí, những nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
  • Làm việc trong môi trường có tiếng ồn quá lớn, hoặc nơi có độ rung liên tục với tần số cao, quá ngưỡng tiêu chuẩn an toàn lao động cho phép.
  • Làm việc trực tiếp trong môi trường có phóng xạ hoặc tia bức xạ, điện từ trường vượt quá ngưỡng cho phép.

Mức 2: Hệ số 0,2 áp dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những nơi có 2 trong số các yếu tố độc hại quy định tại Mục 1.
Mức 3: Hệ số 0,3 áp dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những nơi có 3 trong số các yếu tố độc hại quy định tại Mục 1.
Mức 4: Hệ số 0,4 áp dụng cho đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở những nơi có 4 trong số các yếu tố độc hại quy định tại Mục 1.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

3. Phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không?

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền người lao động trích 1 phần tiền lương hoặc từ các nguồn khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ. Thuế TNCN là loại thuế trực thu, không đánh vào những cá nhân có thu nhập thấp, do đó, giúp mang lại sự công bằng cho xã hội, góp phần làm giảm sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư.

Thuế TNCN với phụ cấp độc hại
Phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không là thắc mắc của nhiều người lao động.

Đối tượng phải nộp thuế TNCN bao gồm:

  • Cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế TNCN là khoản tiền phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
  • Cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi nhận và nơi trả thu nhập.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC, các khoản thu nhập dưới đây sẽ không tính thuế TNCN:Phụ cấp độc hại, nguy hiểm với các ngành nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Như vậy, phụ cấp độc hại là khoản tiền mà người lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768