Thời điểm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn
Tùy từng khoản thu nhập khác nhau mà thời điểm nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng khác nhau. Thời điểm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn được quy định tại Luật Quản lý thuế 2019, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ.
Xác định thời điểm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn.
1. Thu nhập từ đầu tư vốn chịu thuế TNCN là những khoản nào?
Hoạt động đầu tư vốn, đa dạng và phức tạp, do đó để biết thời điểm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn chính xác thì người nộp thuế cần cập nhật các quy định hiện hành của pháp luật về thuế, nắm rõ các khoản thu nhập tính thuế TNCN từ đầu tư vốn.
Dưới đây là các khoản thu nhập tính thuế TNCN từ đầu tư vốn cần nắm được:
- Cổ tức nhận được từ việc góp vốn mua cổ phần.
- Tiền lãi nhận được từ việc cho vay theo hợp đồng vay hoặc thỏa thuận vay, trừ lãi tiền gửi nhận được từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Lợi tức nhận được do tham gia:
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh và các hình thức kinh doanh khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác xã;
- Góp vốn thành lập tổ chức tín dụng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
- Góp vốn vào Quỹ đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo: Biểu tính thuế TNCN toàn phần.
Không tính vào thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn đối với lợi tức của doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ.
- Phần tăng thêm của giá trị vốn góp nhận được khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
- Thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu, thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn.
- Thu nhập nhận được từ lãi trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác do các tổ chức trong nước phát hành.
- Các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác như: góp vốn đầu tư bằng hiện vật, bằng quyền sử dụng đất, bằng phát minh, sáng chế, bằng danh tiếng.
2. Thời điểm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn
Khai thuế TNCN từ đầu tư vấn theo từng lần phát sinh.
Thời điểm nộp TNCN phụ thuộc vào thời điểm khai thuế TNCN. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn thì thời điểm khai thuế TNCN được căn cứ theo từng lần phát sinh.
2.1. Thuế TNCN từ đầu tư vốn khai theo từng lần phát sinh
Tại Điểm g, Khoản 4, Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế như sau:
“4. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo từng lần phát sinh, bao gồm:
[…]
g) Thuế thu nhập cá nhân do cá nhân trực tiếp khai thuế hoặc tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng từ nước ngoài; thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.”
Theo quy định trên, thuế TNCN từ đầu tư vốn được khai theo từng lần phát sinh. Việc nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
>> Tham khảo: Thuế TNCN tính theo tháng hay năm?
2.2. Thời hạn nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn
Theo Khoản 1, Điều 55, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp thuế như sau:
“1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.”
...
Mặt khác, tại Khoản 3, Điều 44, Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN như sau:
“3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.”
Như vậy, thời hạn nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và được xác định chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế từ đầu tư vốn.
Lưu ý:
- Ngày phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
- Đối với thu nhập từ giá trị phần vốn góp tăng thêm theo hướng dẫn tại Điểm d, khoản 3, Điều 2, Thông tư 111/NĐ-CP thì ngày phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN là ngày cá nhân thực nhận thu nhập khi giải thể doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình hoạt động, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp hoặc khi rút vốn.
- Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại Điểm g, Khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/NĐ-CP thì ngày phát sinh nghĩa vụ thuế là ngày cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
- Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại Điểm g, Khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/NĐ-CP thì ngày phát sinh nghĩa vụ thuế là ngày cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
- Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì ngày phát sinh nghĩa vụ thuế là ngày cá nhân nhận thu nhập.
>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử; Phần mềm hóa đơn điện tử.
3. Mức phạt chậm nộp thuế TNCN
Mức phạt chậm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn.
Mức phạt chậm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn được tính dựa trên mức thuế nộp chậm và thời gian nộp chậm.
Cụ thể, căn cứ Khoản 2, Điều 59, Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:
“2. Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:
a) Mức tính tiền chậm nộp bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp;
b) Thời gian tính tiền chậm nộp được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp quy định tại khoản 1 Điều này đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.”
Như vậy, thời gian chậm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn càng nhiều thì mức tiền phạt chậm nộp càng cao. Mức phạt được tính bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền chậm nộp.
>> Tham khảo: Mức giảm trừ thuế TNCN đối với người phụ thuộc.
Ví dụ:
Anh X chậm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn 35 ngày, số tiền thuế chậm nộp là 10.000.000 đồng.
Ta có:
- Mức tính tiền chậm nộp = 0,03% x Số tiền thuế chậm nộp = 0,03% x 10.000.000 = 100.000 đồng/ngày.
- Số tiền anh X chậm nộp = 100.000 x 35 = 3.500.000 đồng.
Trên đây là thông tin về thời điểm nộp thuế TNCN từ đầu tư vốn. Việc xác định và tuân thủ đúng thời hạn sẽ giúp người nộp thuế tránh những rắc rối pháp lý không đáng có và đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Để tham khảo thêm về phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới ECN để được tư vấn viên hỗ trợ theo hotline:
- Miền Bắc: 1900.4767
- Miền Trung, Nam: 1900.4768