Thuế TNCN định khoản như thế nào và những lưu ý khi định khoản
Định khoản thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một trong những nghiệp vụ kế toán cơ bản, ghi nhận các khoản thuế TNCN vào sổ sách kế toán theo đúng quy định của pháp luật. Việc định khoản thuế TNCN chính xác giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn thuế, đảm bảo tuân thủ pháp luật về thuế và tránh được những rủi ro trong quá trình thanh tra thuế. Vậy thuế TNCN định khoản như thế nào?
Định khoản thuế TNCN.
1. Mục đích của định khoản thuế TNCN
Theo quy định tại Điều 8, Nghị định 126/2020/NĐ-CP người lao động được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho doanh nghiệp, đơn vị trả thu nhập. Cụ thể các trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế TNCN gồm:
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và thực tế đang đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện quyết toán thuế (kể cả trường hợp người lao động không làm việc đủ 12 tháng trong 1 năm).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và thực tế đang đang làm việc tại đó vào thời điểm thực hiện quyết toán thuế (kể cả trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng đồng thời có thu nhập vãng lai ở nơi khác bình quân không quá 10 triệu/tháng và đã được khấu trừ 10% thuế).
Theo quy định nêu trên doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người lao động thuộc đối tượng ủy quyền quyết toán thuế TNCN. Việc doanh nghiệp, đơn vị định khoản thuế TNCN nhằm mục đích:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thuế, tránh rủi ro và bị phạt hành chính khi không làm đúng quy định.
- Công khai minh bạch các khoản thuế của doanh nghiệp đóng cho người lao động.
- Đảm bảo chế độ kế toán trong nghiệp theo Pháp luật.
>> Tham khảo: Cách tính thuế TNCN từ trúng thưởng.
2. Thuế TNCN định khoản như thế nào?
Thuế TNCN định khoản như thế nào? Nếu là kế toán mới bạn cần đặc biệt lưu ý để đảm bảo việc hạch toán đúng, tránh sai sót, nhầm lẫn dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp hoặc phải làm lại quyết toán thuế nhiều lần.
2.1. Tài khoản sử dụng để hạch toán thuế TNCN là gì?
Căn cứ theo Điều 52, Thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định, tài khoản được dùng để hạch toán thuế TNCN là tài khoản 3335.
Cụ thể:
“Tài khoản 3335 - Thuế thu nhập cá nhân: Phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước”
Tài khoản 335 là tài khoản con của Tài khoản 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Khi hạch toán thuế TNCN kế toán cần tuân thủ nguyên tắc kế toán.
2.2. Kết cấu và nội dung phản ánh thuế TNCN
Nội dung phản ánh thuế TNCN.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản thuế TNCN được thực hiện theo kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Cụ thể:
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
Bên Có:
- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Lưu ý: Trong trường hợp cá biệt, TK 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
Việc định khoản thuế TNCN được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp |
Định khoản thuế TNCN |
|
Khi xác định số thuế TNCN phải nộp khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác |
- Nợ TK 334: Phải trả người lao động - Có TK 3335: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
|
|
Khi chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. |
Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ thuê ngoài... ngay cho các cá nhân bên ngoài.
|
- Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (tổng số phải thanh toán); Hoặc Nợ TK 161: Chi sự nghiệp (tổng số tiền phải thanh toán); - Hoặc Nợ TK 3531: Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng tiền phải thanh toán) (3531) - Có TK 3335: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) - Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả). |
Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập. |
- Nợ TK 331: Phải trả cho người bán (tổng số tiền phải trả) - Có TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ) - Có các TK 111, 112 (số tiền thực trả) |
|
Khi nộp thuế TNCN vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập |
- Nợ TK 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) - Có các TK 111, 112,...
|
Có thể thấy ứng với các trường hợp khác nhau cách định khoản thuế TNCN sẽ khác nhau. Doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế TNCN cho người lao động khi có đơn ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
>> Tham khảo: Thuế thu nhập cá nhân được khấu trừ khi nào?
3. Lưu ý khi định khoản thuế TNCN
Việc định khoản thuế TNCN sẽ ảnh hưởng đến kết quả thuế mà doanh nghiệp phải nộp do đó khi định khoản cần lưu ý những điều sau:
- Doanh nghiệp cần ghi chép đầy đủ, chính xác các khoản thuế TNCN đã khấu trừ, đã nộp và còn phải nộp vào sổ sách kế toán.
- Khi định khoản cần đảm bảo nguyên tắc kế toán.
- Cần thực hiện hạch toán thuế TNCN đúng kỳ hạn theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ đầy đủ các chứng từ liên quan đến việc khấu trừ, nộp thuế TNCN.
Trên đây là hướng dẫn về thuế TNCN định khoản như thế nào và những lưu ý khi định khoản thuế TNCN. Việc định khoản thuế TNCN chính xác và đầy đủ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro trong quá trình thanh tra thuế đồng thời tuân thủ pháp luật về thuế.
Quý khách có nhu cầu tư vấn sử dụng phần mềm ECN xin vui lòng liên hệ:
- Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768