Trang chủ Tin tức Thuế tncn nộp theo tháng hay quý - Giải đáp thắc mắc

Thuế tncn nộp theo tháng hay quý - Giải đáp thắc mắc

Bởi: ecn.net.vn - 12/10/2023 Lượt xem: 1921 Cỡ chữ tru cong

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản thuế mà hầu hết mọi người đều cần nộp vào ngân sách nhà nước. Thời gian nộp thuế TNCN theo tháng hay theo quý định kỳ là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Trong bài viết này, ECN sẽ đi sâu và giải đáp cho câu hỏi trên.

1. Ai là người phải nộp thuế TNCN?

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu vào các nguồn thu nhập của cá nhân như tiền lương, các khoản đầu tư, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng vốn công ty cổ phần, cùng các nguồn thu khác.
Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân bao gồm hai nhóm: cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Luật thuế cá nhân, bất kể thu nhập phát sinh trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam; và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định Luật thuế thu nhập cá nhân, chỉ khi thu nhập này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo Điều 2 của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, cá nhân cư trú bao gồm người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
(1) có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
(2) có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Cá nhân không cư trú là những người không đáp ứng các điều kiện của cá nhân cư trú theo quy định trên.
>> Tham khảo: Khi nào cá nhân phải tự quyết toán thuế TNCN?

2. Thuế TNCN nộp theo tháng hay quý

Nộp thuế TNCN định kỳ theo thời gian nào
Nộp thuế TNCN định kỳ theo thời gian nào?

Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cần tham khảo các quy định pháp luật liên quan tới thời hạn khai, nộp thuế TNCN.
Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, về các loại thuế được khai theo tháng hoặc khai theo quý. Trong đó, Nghị định nêu rõ về việc khai thuế thu nhập cá nhân như sau:
“1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm:
a) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.

2. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo quý, bao gồm:

c) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan Thuế và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.
…”.

Theo nguyên tắc, thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương và tiền công được khai và nộp hàng tháng. Tuy nhiên, nếu người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí để khai theo quý, thì có thể lựa chọn khai theo quý.
Cụ thể, tiêu chí khai theo quý được quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định 126/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Tiêu chí khai thuế theo quý
a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:
a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý…
b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau:
b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.”.

Tóm lại, người nộp thuế cần thực hiện khai và nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp đặc biệt được phép lựa chọn khai theo quý bao gồm:
- Cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ quan đảng, tổ chức chính trị - xã hội,... chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công mà không có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
- Người nộp thuế có tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của năm trước đó từ 50 tỷ đồng trở xuống.
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công cần khai thuế trực tiếp với cơ quan Thuế.
- Người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

3. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN 2023

Quy định nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN
Quy định nộp tờ khai quyết toán thuế TNCN.

Theo Công văn 13762/CTHN-HKDCN năm 2023, quy định thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quyết toán thuế TNCN năm 2023 như sau:
- Đối với tổ chức trả thu nhập: Hạn cuối cùng để nộp hồ sơ quyết toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 03 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch.
- Đối với cá nhân trực tiếp quyết toán thuế: Hạn cuối cùng để nộp hồ sơ quyết toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 04 tính từ ngày kết thúc năm dương lịch. Trường hợp cá nhân có phát sinh hoàn thuế TNCN nhưng chậm nộp tờ khai quyết toán thuế theo quy định thì không áp dụng phạt đối với vi phạm hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.
Nếu thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế sẽ được tính từ ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tóm lại, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN cho kỳ tính thuế năm 2023 đối với tổ chức trả thu nhập là ngày 31/3/2024 và đối với cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan Thuế là ngày 02/5/2024.
>> Tham khảo: Hướng dẫn lập bản giải trình khai bổ sung điều chỉnh thuế TNCN.

4. Quy định xử phạt chậm nộp, trốn thuế TNCN năm 2023

Thuế TNCN là một trong những nguồn thu đảm bảo ngân sách nhà nước cũng như nghĩa vụ của công dân, do đó những hành vi chậm nộp hoặc trốn thuế đều bị áp dụng các quy định xử lý.

4.1. Với hành vị chậm nộp thuế TNCN

Với hành vi chậm nộp thuế thu nhập cá nhân, người vi phạm phải khắc phục bằng cách đóng bổ sung số thuế nộp chậm và tiền lãi theo thời gian tương ứng. Nếu không thực hiện, cá nhân đó có thể bị xử lý theo khung hình phạt của tội trốn thuế.
Cách xác định số thuế TNCN cần nộp bổ sung như sau:
Số tiền phạt chậm nộp = Số tiền thuế chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp.
Trong đó:
- Hạn nộp tiền thuế TNCN cũng là hạn nộp tờ khai (nếu có phát sinh tiền thuế phải nộp).
- Số ngày chậm nộp tính bao gồm cả ngày nghỉ.

Mức phạt chậm nộp thuế TNCN
Chậm nộp, trốn thuế TNCN bị xử phạt như thế nào?

4.2. Với hành vi trốn thuế TNCN

Hành vi trốn thuế thu nhập cá nhân đề cập đến việc không tuân thủ quy định về khai báo thu nhập của bản thân. Điều này nhằm tránh việc phải nộp thuế hoặc phải nộp mức thuế thấp hơn so với quy định của pháp luật.
Theo Điều 17 của Nghị định 125/2020/NĐ-CP, vi phạm trốn thuế thu nhập cá nhân của người lao động sẽ bị xử phạt như sau:
(1) Phạt tiền một lần số tiền thuế trốn đối với người lao động có các hành vi vi phạm sau đây:
- Không nộp hồ sơ đăng ký thuế.
- Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp sau 90 ngày kể từ hết thời hạn quy định.
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp.
- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số tiền thuế phải nộp.
- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
>> Tham khảo: Đăng ký chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.
(2) Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
(3) Phạt tiền 2 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 mà có một tình tiết tăng nặng.
(4) Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 có hai tình tiết tăng nặng.
(5) Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Hơn nữa, người vi phạm cần phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp vi phạm đã quá thời hiệu xử phạt, người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đã trốn, tiền chậm nộp theo thời hạn quy định tại Khoản 6, Điều 8, Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Tổng kết lại, thuế TNCN phải được nộp theo tháng trừ các trường hợp được pháp luật cho phép nộp theo quý. Đây là khoản thuế và cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân cần thực hiện. Quý khách cần tuân thủ quy định và khai thuế, nộp thuế TNCN đủ và đúng thời hạn để tránh những rắc rối không đáng có.
Trên đây là bài viết do ECN tổng hợp, giải đáp thắc mắc cho quý khách về chủ đề “Thuế TNCN nộp theo tháng hay quý?”. ECN là giải pháp quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử dành cho doanh nghiệp của ThaisonSoft.
Để được tư vấn thêm về phần mềm ECN - chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768