Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần: Cách tính và thời gian nộp
Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần là loại thuế mà cá nhân phải nộp khi bán cổ phần của mình trong một công ty. Số tiền thuế này được tính dựa trên giá trị của cổ phần được chuyển nhượng.
Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần.
1. Chuyển nhượng cổ phần là gì? Tại sao phải nộp thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần
Hoạt động chuyển nhượng cổ phần diễn ra phổ biến trên thị trường tài chính, giữa cá nhân với nhau hoặc giữa cá nhân với tổ chức. Chuyển nhượng cổ phần diễn ra chủ yếu dưới các hình thức mua bán, cho, biếu, tặng hay thừa kế.
1.1. Chuyển nhượng cổ phần là gì?
Để hiểu rõ thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần và cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần cần hiểu rõ về chuyển nhượng cổ phần là gì, các hoạt động chuyển nhượng cổ phần.
Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ (của công ty cổ phần) thành các phần bằng nhau (theo Điểm a, Khoản 1, Điều 111, Luật Doanh nghiệp 2020). Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm chuyển nhượng cổ phần. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 127, Luật Doanh nghiệp 2020, ta có thể hiểu chuyển nhượng cổ phần như sau:
“Chuyển nhượng cổ phần là việc cổ đông chuyển quyền sở hữu cổ phần của mình cho cổ đông công ty hoặc cá nhân, tổ chức khác thông qua việc mua bán, tặng cho hoặc nhận thừa kế.”
Chuyển nhượng cổ phần dưới hình thức mua bán thu lợi nhuận sẽ phải đóng thuế TNCN theo quy định của Pháp luật.
>> Tham khảo: Quy định xuất chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
1.2. Tại sao phải nộp thuế khi chuyển nhượng cổ phần?
Chuyển nhượng cổ phần mang đến nguồn thu nhập không nhỏ cho cá nhân. Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 4, Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN trong đó có thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản thu nhập cá nhân nhận được bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm cả công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán.
- Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Luật chứng khoán và Điều 120 của Luật doanh nghiệp.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác (gồm chuyển nhượng cổ phần).
>> Tham khảo: Xác nhận thu nhập để quyết toán thuế TNCN.
Việc nhà thu thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng cổ phần nhằm mục đích:
Tăng nguồn thu ngân sách: góp phần vào việc cân đối ngân sách nhà nước.
- Quản lý dòng vốn: kiểm soát và theo dõi dòng vốn đầu tư, đặc biệt là các hoạt động đầu tư ngắn hạn.
- Đảm bảo công bằng: mọi cá nhân đều phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với thu nhập của mình.
- Góp phần điều tiết, giảm khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
2. Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần
Cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần.
Thuế TNCN được tính căn cứ trên thu nhập chịu thuế và thuế suất. Theo quy định hiện hành, thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần được quy về thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng vốn (quy định tại Điều 11, Điều 20, Thông tư 111/2013/TT-BTC).
2.1. Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng vốn đối với cá nhân cư trú
Căn cứ theo Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn đối với cá nhân cư trú, ta có cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
× |
Thuế suất 20% |
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng cổ phần được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của cổ phần và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần.
+ Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.
+ Giá mua của cổ phần chuyển nhượng là trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng vốn.
Lưu ý: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có hiệu lực.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
VÍ DỤ:
Ông A chuyển nhượng cổ phần cho Ông B:
- Giá chuyển nhượng là 200.000.000 đồng.
- Giá mua là 100.000.000 đồng.
Tính số thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần phải nộp của ông A biết toàn bộ chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng do ông B chi trả.
TA CÓ:
Thu nhập tính thuế TNCN của ông A từ chuyển nhượng cổ phần là: 200.000.000 -100.000.000 = 100.000.000 đồng.
Do ông B là người chi trả chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng, do đó chi phí này không được khấu trừ khi tính thuế TNCN cho ông A.
Vậy, số thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần phải nộp của ông A là: 100.000.000 x 20% = 200.000 đồng.
>> Tham khảo: Hướng dẫn xuất chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.
2.2. Cách tính thuế TNCN chuyển nhượng vốn đối với cá nhân không cư trú
Căn cứ theo quy định tại Điều 20, Thông tư 111/2013/TT-BTC về tính thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú ta có cách tính thuế như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Tổng tiền nhận được từ chuyển nhượng cổ phần |
× |
Thuế suất 0,1% |
Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định bằng tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng cổ phần tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân (×) với thuế suất 0,1%, không phân biệt việc chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
Lưu ý:
- Tổng số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
- Thời điểm xác định thu nhập tính thuế: là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
>> Tham khảo: Hướng dẫn nộp thuế TNCN chi tiết đối với trường hợp trực tiếp khai thuế.
3. Thời gian nộp thuế TNCN
Thời gian nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế và nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần là thời hạn áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Cụ thể:
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần (chuyển nhượng vốn góp), trong trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp chậm nhất là ngày thứ 10 (mười) kể từ ngày chuyển nhượng vốn, rút vốn, giải thể doanh nghiệp.
- Thời hạn nộp thuế chậm nhất không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được Thông báo thuế từ cơ quan thuế.
Cá nhân lưu ý nộp thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần đúng thời hạn quy định để không bị phạt nộp chậm, ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
Như vậy, trường hợp thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần áp dụng tương tự như đối với trường hợp chuyển nhượng vốn.
Cá nhân cần cập nhật và nắm rõ các quy định hiện hành để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN đầy đủ tránh các rủi ro về thuế.
Để tham khảo thêm về phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới ECN để được tư vấn viên hỗ trợ theo hotline:
- Miền Bắc: 1900.4767
- Miền Trung, Nam: 1900.4768