Trang chủ Tin tức Xác định thu nhập chịu thuế TNCN

Xác định thu nhập chịu thuế TNCN

Bởi: ecn.net.vn - 25/10/2024 Lượt xem: 144 Cỡ chữ tru cong

Thu nhập chịu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến mức thuế TNCN của người lao động. Khi thu nhập chịu thuế càng cao thì mức đóng thuế TNCN càng cao. Dưới đây là cách xác định thu nhập chịu thuế TNCN mà người lao động cần nắm được để có thể kê khai và nộp thuế TNCN thuận lợi và chính xác.

 

Mức thu nhập chịu thuế TNCN

Xác định thu nhập chịu thuế TNCN.

 

1. Thuế TNCN là gì?

 

Thuế TNCN là một loại thuế trực thu đánh vào cá nhân. Thuế chủ yếu đánh vào người có thu nhập cao và là một trong những công cụ giúp Nhà nước điều tiết thu nhập giảm sự phân hóa giàu nghèo.

 

Công thức áp dụng tính thuế thu nhập cá nhân:

 

Thuế TNCN cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

 

Trong đó:

 

  • Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.

 

  • Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn thuế.

 

Như vậy, có thể hiểu đơn giản thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền thuế mà người có thu nhập chịu thuế phải trích nộp trong một phần tiền lương, hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ.

 

>> Tham khảo: Tính thuế TNCN khi chuyển nhượng vốn góp.

 

2. Xác định thu nhập chịu thuế 

 

Một cá nhân có thể có nhiều nguồn thu nhập chịu thuế TNCN, các nguồn thu nhập này đa phần có thể bóc tách và được áp mức thuế suất khác nhau.

 

Việc xác định thu nhập chịu thuế sẽ đảm bảo cho việc tính toán thuế TNCN phải nộp được chính xác thực hiện đúng nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với Nhà nước.

 

2.1. Xác định người nộp thuế TNCN 

 

Theo quy định hiện hành, người nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 1, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013.

 

Trong đó:

 

- Cá nhân cư trú: là cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam hoặc có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo Luật Cư trú hiện hành.

 

- Cá nhân khôn cư trú: là người không đáp ứng điều kiện là cá nhân cư trú theo quy định của Pháp luật về cư trú.

 

>> Tham khảo: Thời gian nộp tờ khai thuế TNCN được quy định thế nào?

 

2.2. Xác định thu nhập chịu thuế TNCN

Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

 

Xác định thu nhập chịu thuế là bước đầu tiên trong việc tính và kê khai thuế TNCN phải nộp.

 

(1)  Thu nhập chịu thuế được hiểu như thế nào?

 

- Đối với cá nhân cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

 

- Đối với cá nhân không cư trú: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

 

(2)  Xác định thu nhập chịu thuế TNCN

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:

 

- Thu nhập từ kinh doanh: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, buôn bán hàng hóa dịch vụ; thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân.

 

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công: là thu nhập nhận từ người sử dụng lao động, bao gồm lương cơ bản, phụ cấp, thưởng, hoa hồng,...

 

- Thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng vốn: thu nhập từ cho vay tính lãi, lãi từ cổ phiếu, trái phiếu, bán cổ phiếu, trái phiếu…

 

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản: là khoản thu nhập nhận được từ việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

 

- Thu nhập từ trúng thưởng: là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây:

 

- Thu nhập từ trúng thưởng: là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức như mua xổ số, cá cược đặt cược được pháp luật cho phép, trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của Luật Thương mại.

 

- Thu nhập từ bản quyền: là thu nhập nhận được khi chuyển nhượng, chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của Pháp luật liên quan.

 

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại: là thu nhập từ hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện của bên nhượng quyền tại hợp đồng nhượng quyền thương mại.

 

- Thu nhập từ nhận thừa kế: là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế.

 

- Thu nhập từ nhận quà tặng: là thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

 

>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.

 

3. Các bước xác định thu nhập tính thuế từ thu nhập chịu thuế TNCN

 

Thuế TNCN

Các bước xác định thu nhập tính thuế từ thu nhập chịu thuế.

 

Để xác định đúng các khoản thu nhập tính thuế và các khoản thu nhập chịu thuế TNCN người nộp thuế cần nắm rõ quy định của Pháp luật về thuế TNCN. Các bước xác định thu nhập tính thuế từ thu nhập chịu thuế TNCN như sau:

 

Bước 1: Liệt kê các khoản thu nhập

 

Người nộp thuế liệt kê các khoản thu nhập của mình và ghi rõ nguồn gốc, số tiền và thời gian nhận được của từng khoản thu nhập trong năm tính thuế.

 

Bước 2: Phân loại các thu nhập

 

Người nộp thuế phân loại thu nhập chịu thuế theo từng nhóm quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.

 

Bước 3: Loại trừ các khoản thu nhập được miễn thuế

 

Người nộp thuế loại trừ các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN gồm: thu nhập từ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần; trợ cấp khó khăn đột xuất; phụ cấp thu hút phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc thù ngành nghề … theo quy định của Pháp luật hiện hành.

 

>> Tham khảo: Hướng dẫn nộp thuế TNCN chi tiết đối với trường hợp trực tiếp khai thuế.

 

Bước 4: Tính thu nhập tính thuế

 

Thu nhập tính thuế được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ. Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:

 

- Giảm trừ gia cảnh: Giảm trừ cho bản thân, giảm trừ cho người phụ thuộc,... (theo quy định hiện hành).

 

- Các khoản đóng bảo hiểm, Quỹ hưu trí tự nguyện: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện.

 

- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

 

Lưu ý:

 

- Thu nhập tính thuế là căn cứ quan trọng để tính thuế TNCN phải nộp. 

 

- Để tính thuế TNCN phải nộp người nộp thuế phải lấy thu nhập tính thuế nhân với thuế suất tương ứng (người nộp thuế căn cứ theo bảng thuế suất toàn phần và bảng thuế lũy tiến từng phần để áp thuế suất cho từng nguồn thu nhập). 

 

- Tổng thuế TNCN phải nộp vào ngân sách nhà nước là tổng của từng mức thuế TNCN phải nộp ứng với từng khoản thu nhập.

 

Quy định về mức thuế suất thuế TNCN có thể thay đổi theo từng năm do đó người nộp thuế cần cập nhật thông tin mới nhất từ cơ quan thuế để đảm bảo tính chính xác.

 

Bên cạnh đó là giữ gìn đầy đủ hồ sơ, chứng từ liên quan đến các khoản thu nhập để phục vụ cho việc khai báo thuế và thanh tra thuế nếu cần.

 

Xác định thu nhập chịu thuế TNCN đúng, chính xác là cách bảo vệ quyền và lợi ích của người nộp thuế.

 

Để tránh thiếu sót, người nộp thuế cần ghi lại các khoản thu nhập ngay sau khi nhận được và cập nhật thường xuyên các quy định của Pháp luật về thuế.

 

Để tham khảo thêm về phần mềm chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới ECN để được tư vấn viên hỗ trợ theo hotline:

  • Miền Bắc: 1900.4767
  • Miền Trung, Nam: 1900.4768