Trang chủ Tin tức Tính thuế TNCN dành cho cộng tác viên? Quy định mới 2024

Tính thuế TNCN dành cho cộng tác viên? Quy định mới 2024

Bởi: ecn.net.vn - 25/04/2024 Lượt xem: 123 Cỡ chữ tru cong

Cộng tác viên là loại hình công việc mang lại nhiều lợi ích và sự thuận tiện cho cả doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, nhiều cộng tác viên thường chưa nắm được quy định về thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Mời quý khách cùng theo dõi bài viết từ ECN để nắm được những quy định mới nhất.

Thuế TNCN với cộng tác viên

Cộng tác viên là hình thức làm việc tự do, ít ràng buộc.

1. Cộng tác viên là gì?

Cộng tác viên (CTV) là hình thức làm việc tự do, không chịu ràng buộc bởi thời gian và địa điểm làm việc cố định.

1.1. Đặc điểm loại hình công việc cộng tác viên

CTV thường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện các công việc cụ thể theo yêu cầu, trong một khoảng thời gian nhất định.

Ưu điểm:

  • CTV có thể tự do sắp xếp thời gian làm việc phù hợp với bản thân, không bị gò bó bởi giờ giấc công ty.
  • Mức thu nhập của CTV phụ thuộc vào năng lực, số lượng công việc hoàn thành và thỏa thuận với doanh nghiệp.
  • CTV có thể học hỏi nhiều điều mới mẻ từ các dự án khác nhau, giúp phát triển chuyên môn và nâng cao giá trị bản thân.

Nhược điểm:

  • Thu nhập của CTV phụ thuộc vào số lượng công việc hoàn thành nên có thể không ổn định.
  • CTV không được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, y tế, nghỉ phép như nhân viên chính thức.

>> Tham khảo: Hướng dẫn tự quyết toán thuế TNCN.

1.2. Các công việc phổ biến thường tuyển cộng tác viên

Thị trường tuyển dụng hiện tại có nhiều loại hình công việc cộng tác viên phổ biến như:

  • Cộng tác viên viết bài: Viết bài cho website, blog, fanpage, ...
  • Cộng tác viên dịch thuật: Dịch thuật tài liệu, video, ...
  • Cộng tác viên thiết kế: Thiết kế logo, banner, poster, ...
  • Cộng tác viên marketing: Chạy quảng cáo, chăm sóc khách hàng, ...
  • Cộng tác viên nhập liệu: Nhập dữ liệu, soạn thảo văn bản, …

Đây là những công việc với chuyên môn đơn giản, không yêu cầu phối hợp với các phòng ban và mang tính thời vụ, không yêu cầu người lao động phải gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

2. Thuế TNCN với cộng tác viên

Cộng tác viên thường làm việc với hợp đồng lao động ngắn hạn và mức thu nhập trả theo từng lần. Do đó, quy định về thuế TNCN với cộng tác viên cũng có nhiều khác biệt với hợp đồng lao động dài hạn.

Mức thuế TNCN

Mức thuế TNCN áp dụng với cộng tác viên như thế nào?

2.1. Phân biệt các trường hợp hợp đồng cộng tác viên

Theo quy định hiện hành, các trường hợp hợp đồng cộng tác viên chịu thuế TNCN bao gồm:

  • Hợp đồng lao động dưới 03 tháng.
  • Hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
  • Hợp đồng dịch vụ: Trường hợp này áp dụng cho các cá nhân cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp theo hợp đồng dịch vụ, không phụ thuộc vào thời gian làm việc.

>> Tham khảo: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

2.2. Bảng biểu thuế suất thuế TNCN áp dụng cho cộng tác viên

Theo Điểm b, i, Khoản 1 của Điều 25 trong Thông tư 111/2013/TT-BTC, cộng tác viên có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân tùy vào loại hợp đồng ký với doanh nghiệp như sau:

  • Đối với cộng tác viên ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc hợp đồng dịch vụ có số tiền thanh toán mỗi lần là 2.000.000 VNĐ trở lên thì áp dụng thuế suất 10%.
  • Thuế suất đối với cộng tác viên có hợp đồng từ 3 tháng trở lên được áp dụng theo bảng biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần, tương tự như đối với cá nhân cư trú.

Ví dụ: Cộng tác viên thiết kế với mức giá 5.000.000 VNĐ cho một lần cung cấp dịch vụ, thì tính thuế TNCN như sau: 

Mức thu nhập chịu thuế: 5.000.000 đồng.

Thuế TNCN: 10% x 5.000.000 đồng = 500.000 đồng.

Lưu ý:

  • Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN trên thu nhập của cộng tác viên trước khi thanh toán.
  • Cộng tác viên không được tính giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN.
  • Cộng tác viên có thể làm cam kết thu nhập để không bị khấu trừ thuế TNCN.

3. Trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng tác viên khi kê khai thuế TNCN

Trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng tác viên liên quan đến thuế TNCN bao gồm việc thực hiện khấu trừ và cung cấp thông tin để quyết toán đầy đủ thuế thu nhập của cộng tác viên.

3.1. Trách nhiệm của doanh nghiệp

Khấu trừ thuế TNCN

Doanh nghiệp khấu trừ 1 phần thuế TNCN của CTV.

Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo đúng mức thuế suất và quy định hiện hành trước khi thanh toán cho cộng tác viên. Đồng thời, doanh nghiệp có trách nhiệm kê khai và nộp thuế TNCN đã khấu trừ từ thu nhập của cộng tác viên vào ngân sách nhà nước theo kỳ hạn quy định.

Khi có yêu cầu từ cộng tác viên, doanh nghiệp cần cung cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN để người đó thực hiện quyết toán thuế TNCN.

>> Có thể bạn quan tâm: Khi nào được hoàn thuế nhập khẩu?

3.2. Trách nhiệm của cộng tác viên

Cộng tác viên có trách nhiệm cung cấp cho doanh nghiệp thông tin cần thiết để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN, bao gồm họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, số tài khoản ngân hàng, v.v.

Trường hợp cộng tác viên nhận thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, tổng thu nhập vượt quá mức chịu thuế thì phải tự kê khai quyết toán Thuế TNCN.

Hy vọng thông qua những nội dung được cung cấp qua bài viết từ ECN, doanh nghiệp và người lao động đã nắm được những quy định và cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng lao động của cộng tác viên.

Quý khách có nhu cầu tư vấn sử dụng phần mềm ECN xin vui lòng liên hệ:

  • Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768