Trang chủ Tin tức Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?

Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?

Bởi: ecn.net.vn - 24/01/2024 Lượt xem: 3664 Cỡ chữ tru cong

Với các công việc phải sử dụng điện thoại di động nhiều, khoản tiền phụ cấp điện thoại hàng tháng thường khá lớn. Phụ cấp điện thoại là một khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động để phục vụ cho công việc, hoạt động của doanh nghiệp. Khoản tiền phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?

Quy định về thuế TNCN

Quy định về thuế TNCN.

1. Đối tượng nào phải đóng thuế TNCN?

Theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, các đối tượng sau đây phải chịu thuế TNCN:
- Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3, Luật thuế TNCN 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Bộ luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
- Điều kiện trở thành cá nhân cư trú:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại  Việt Nam theo hợp đồng thuê dài hạn.
- Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng được theo các điều kiện trên.
Tóm lại, đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế.
>> Tham khảo: Mẫu ủy quyền quyết toán thuế TNCN.

2. Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không?

Các khoản thu nhập chịu thuế TNCN được quy định rõ ràng tại Điểm đ.4, Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động bao gồm: Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
Phần khoán chi văn phòng phẩm, hoặc công tác phí, chi phí điện thoại, trang phục… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước (Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt,mức khoán chi sẽ không áp dụng vào thu nhập chịu thuế).
Ngoài ra, việc đóng thuế TNCN với khoản tiền phụ cấp của người lao động cũng được quy định tại Công văn số 79557/CT-TTHT năm 2018 như sau:
Trường hợp công ty trả phụ cấp tiền thuê nhà, xăng xe, điện thoại,chuyên cần cho người lao động đã được quy định cụ thể trong hợp đồng, thì khoản khoán chi tiền phụ cấp đó sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Tuy nhiên, nếu quá mức khoán chi theo quy định thì phần chênh sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Tóm lại, nếu doanh nghiệp khoán chi mức phụ cấp điện thoại cho nhân viên: thì phụ cấp điện thoại sẽ được trừ khi đóng thuế TNCN cho người lao động, trường hợp mức chi cao hơn mức khoán chi thì phần chênh lệch sẽ tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Nếu tiền điện thoại dùng chung cho các phòng ban, không ghi cụ thể đối tượng được nhận (hóa đơn, chứng từ mang tên của doanh nghiệp) thì sẽ không chịu thuế TNCN.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

3. Một số câu hỏi liên quan đến phụ cấp điện thoại của doanh nghiệp

Quy định về phụ cấp điện thoại trong doanh nghiệp
Phụ cấp có tính thuế không?

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến phụ cấp điện thoại của các doanh nghiệp.

3.1. Phụ cấp điện thoại có phải đóng BHXH không?

Theo quy định tại Điều 30, Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, sửa đổi bởi Khoản 26, Điều 1, Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH, khoản phụ cấp tiền điện thoại cho người lao động sẽ không tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

3.2. Mức phụ cấp điện thoại tối đa là bao nhiêu?

Hiện tại, không có quy định tối đa và tối thiểu cho mức phụ cấp điện thoại của người lao động. Các doanh nghiệp sẽ tự căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng khung tài chính, quy chế lương thưởng cho phù hợp.
Ví dụ:

  • Phòng Marketing có một điện thoại bàn dùng chung cho cả phòng.
  • Phòng kinh doanh: Mỗi nhân viên kinh doanh sẽ được cấp một điện thoại di động để phục vụ cho việc di chuyển hàng ngày, liên lạc với các khách hàng, đối tác.

Hai đối tượng này sẽ có mức phụ cấp điện thoại hàng tháng khác nhau.

3.3. Phụ cấp điện thoại có được trừ khi tính thuế TNDN không?

  • Trường hợp công ty có chi tiền phụ cấp điện thoại cho người lao động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có hóa đơn chứng từ hợp pháp ghi đầy đủ thông tin: Tên công ty, địa chỉ công ty, mã số thuế… thì sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
  • Trường hợp công ty khoán chi tiền điện thoại cho người lao động, có quy định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng trong hợp đồng lao động, xác định là chi phí tiền lương cho người lao động thì sẽ được trừ khi tính thuế TNDN.

3.4. Hướng dẫn hạch toán tiền phụ cấp điện thoại cho nhân viên

- Khi tính lương: Xác định số tiền điện thoại phụ cấp cho nhân viên:
  • Nợ TK 154, 641, 642 - Thay đổi tùy thuộc vào việc nhân viên đó làm việc cho bộ phận nào để hạch toán vào chi phí tương ứng.
  • Có các TK 334.
- Khi trả phụ cấp tiền điện thoại cho người lao động:
  • Nợ TK 334.
  • Có TK 111, 112.
Hy vọng qua bài viết trên đây, độc giả đã trả lời được câu hỏi: Phụ cấp điện thoại có tính thuế TNCN không? Mọi thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768