Trang chủ Tin tức Quy định thuế TNCN đối với hợp đồng thử việc

Quy định thuế TNCN đối với hợp đồng thử việc

Bởi: ecn.net.vn - 17/01/2024 Lượt xem: 614 Cỡ chữ tru cong

Người lao động khi ký hợp đồng thử việc cũng cần đóng một khoản thuế thu nhập cá nhân (TNCN) nhất định. Khi hết thời hạn hợp đồng thì khoản thuế TNCN này sẽ được khấu trừ như thế nào? Mời quý khách cùng theo dõi bài viết của ECN để biết thêm chi tiết.

1. Giới thiệu về thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người dân phải nộp cho nhà nước dựa trên mức thu nhập của họ trong một kỳ tính thuế. Thuế thu nhập cá nhân được tính theo các khoản thu nhập khác nhau, bao gồm lương, tiền lãi, tiền thuê, tiền bán hàng, tiền thưởng, tiền trợ cấp và các khoản thu nhập khác.
Mức thuế thu nhập cá nhân phụ thuộc tùy từng trường hợp, các ngưỡng thu nhập và các khoản giảm trừ được quy định bởi pháp. Người nộp thuế có thể khai báo và nộp thuế qua mạng hoặc trực tiếp tại cơ quan thuế.

2. Hợp đồng thử việc là gì?

Hợp đồng thử việc
Khái niệm hợp đồng thử việc.

Hợp đồng thử việc là một loại hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động để kiểm tra năng lực, kỹ năng và sự phù hợp của người lao động với công việc mà người sử dụng lao động yêu cầu.
>> Tham khảo: Hướng dẫn cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng.

2.1. Thời hạn của hợp đồng thử việc

Theo Điều 25, Bộ luật lao động 2019, thời gian thử việc có thể được thỏa thuận giữa các bên tham gia hợp đồng, tuy nhiên chỉ thử việc một lần với thời hạn:
- Không quá 180 ngày với vị trí quản lý doanh nghiệp;
- Không quá 60 ngày đối với công việc cần trình độ chuyên môn cao, yêu cầu từ trình độ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
- Không quá 6 ngày đối với công việc đơn giản khác.

2.2. Quyền và nghĩa vụ các bên trong thời gian thử việc

Người lao động có quyền và nghĩa vụ trong quá trình thử việc như sau:
- Được hướng dẫn, giúp đỡ và đánh giá kết quả thử việc;
- Được trả lương thử việc theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn 85% của mức lương tối thiểu chung;
- Được ký kết hợp đồng lao động chính thức nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian thử việc;
- Được chấm dứt hợp đồng thử việc trước thời hạn nếu không phù hợp với công việc hoặc có lý do chính đáng khác.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động có quyền và nghĩa vụ:
- Yêu cầu người lao động thực hiện công việc theo hợp đồng thử việc;
- Hướng dẫn, giúp đỡ và đánh giá kết quả thử việc của người lao động;
- Ký kết hợp đồng lao động chính thức hoặc chấm dứt hợp đồng thử việc với người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc;
- Trả lương thử việc cho người lao động theo thỏa thuận.
Các bên tham gia hợp đồng cần tuân thủ những điều khoản đã ký kết cũng như quy định khấu trừ về thuế TNCN trong thời gian thực hiện hợp đồng thử việc.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

3. Quy định khấu trừ thuế TNCN hợp đồng thử việc

Dựa trên quy định tại Khoản 2, Điều 3, của Luật Thuế thu nhập cá nhân, người lao động có thu nhập từ tiền lương, tiền công (bao gồm cả lao động thử việc) sẽ được xác định là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân.

Khấu trừ thuế TNCN
Doanh nghiệp khấu trừ thuế TNCN trước khi trả lương thử việc.

Theo quy định tại Điểm i, Khoản 1, Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu
“Tổ chức hoặc cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại Điểm c, d, Khoản 2, Điều 2 của Thông tư), hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng với tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên, thì phải thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên tổng thu nhập trước khi thanh toán cho cá nhân.”
Do đó, người lao động và người sử dụng lao động có ký hợp đồng thử việc hoặc có thỏa thuận thử việc sẽ phải khấu trừ 10% thu nhập đóng thuế TNCN trước khi trả thu nhập nếu:

  • 2 bên có hợp đồng lao động dưới 03 tháng;
  • Tổng tiền lương trả cho người lao động từ 02 triệu đồng trở lên/lần.

4. Trường hợp thử việc không phải khấu trừ thuế TNCN

Dựa vào quy định tại Điểm i, Khoản 1 của Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, nếu người lao động ước tính tổng thu nhập sau khi giảm trừ gia cảnh vẫn chưa đạt đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân, người đó có thể cam kết với doanh nghiệp để tạm thời không khấu trừ 10% thuế.
Điều kiện để cá nhân được làm cam kết tạm thời không khấu trừ thuế là:
- Chỉ có một nguồn thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế (không áp dụng nếu làm việc ở 02 nơi trở lên).
- Ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế sau khi trừ gia cảnh phải nằm dưới mức phải nộp thuế (ví dụ, dưới 132 triệu đồng/năm nếu không có người phụ thuộc).
- Người lao động đã đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.
Nếu người lao động thử việc đáp ứng các điều kiện trên, có thể tải và điền mẫu cam kết thuế thu nhập cá nhân theo Mẫu 08/CK-TNCN được công bố cùng với Thông tư 80/2021/TT-BTC và nộp cho đơn vị sử dụng lao động.
Trên đây là tổng hợp những quy định về thuế TNCN hợp đồng thử việc. ECN hy vọng những thông tin trong bài viết đã cung cấp giá trị hữu ích cho người lao động và doanh nghiệp khi thực hiện khấu trừ thuế TNCN trong thời gian thử việc.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768