Thuế thu nhập cá nhân Grab tính như thế nào, Grab có nộp thay tài xế không?
Chạy Grab nói riêng và nghề tài xế xe ôm/taxi công nghệ đang là một công việc phổ biến cho nhiều người trong thời điểm hiện nay. Loại nghề nghiệp này phải đóng mức thuế bao nhiêu và thuế thu nhập cá nhân Grab được tính như thế nào? Bài viết này sẽ hỗ trợ quý khách giải đáp cho thắc mắc trên.
Tài xế Grab phải đóng thuế TNCN như thế nào?
1. Tài xế Grab thuộc đối tượng tính thuế TNCN nào?
Grab là một công ty công nghệ đa quốc gia chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển, giao hàng và đi lại bằng xe hơi, xe máy. Chạy Grab hay tài xế Grab thường được dùng như một thuật ngữ chỉ nghề nghiệp của những cá nhân hợp tác thương mại với Grab triển khai dịch vụ xe ôm, taxi, giao đồ ăn hoặc giao hàng hóa.
Không chỉ giới hạn ở thương hiệu Grab, thuật ngữ này đã trở nên phổ biến và áp dụng cho nhiều đơn vị kinh doanh vận tải công nghệ hiện nay như: Be, Gojek, Fast Go,... Nhiều người đã hình thành thói quen và gọi chung các công việc trên là chạy Grab vì bản chất giống nhau.
Thuế thu nhập cá nhân Grab áp dụng chung cho cả các tài xế xe công nghệ thuộc các thương hiệu khác không được tính dưới dạng thu nhập từ tiền lương, tiền công. Nhóm đối tượng này được pháp luật quy định như “cá nhân kinh doanh” và dịch vụ tính thuế thuộc nhóm “kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách” (tại Phụ lục I, ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC).
>> Tham khảo: Hồ sơ hoàn thuế TNCN 2023 gồm những gì?
2. Thuế thu nhập cá nhân áp dụng cho tài xế Grab
Cá nhân hợp tác kinh doanh vận tải cùng Grab sẽ được áp dụng thuế suất TNCN theo mức nào và cách tính số tiền thuế TNCN phải nộp ra sao?
Cách tính thuế thu nhập cá nhân Grab.
2.1. Xác định doanh thu tính thuế TNCN
Hoạt động chạy xe ôm, taxi công nghệ được pháp luật quy định là hoạt động kinh doanh cá nhân, do đó tài xế Grab sẽ phải chịu các khoản thuế như cá nhân kinh doanh bao gồm: thuế GTGT, thuế TNCN.
Khoản doanh thu tính thuế TNCN của tài xế Grab bao gồm doanh thu từ các quốc xe do khách hàng trả (đã trừ tiền phí hệ thống), tiền tips của khách hàng dành cho tài xế, và tiền thưởng từ Grab với các chương trình và chế độ khác. Ngoài ra nếu cá nhân người này có hoạt động kinh doanh riêng khác thì cũng phải cộng vào doanh thu tính thuế TNCN.
Mức doanh thu của cá nhân kinh doanh áp dụng tính thuế TNCN được xác định khi cá nhân đó thu về trên 100 triệu đồng/năm. Nếu doanh thu tài xế từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì sẽ không phải nộp khoản thuế này.
2.2. Thuế suất TNCN áp dụng với tài xế Grab
Đối với tài xế chạy Grab, thuế suất TNCN được tính dựa theo hoạt động kinh doanh thuộc nhóm “Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên liệu” tại Phụ lục I, Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Ngoài ra, tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư số 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính:
“Đối tác tài xế GrabBike có doanh thu phát sinh trên ứng dụng Grab đạt trên 100 triệu đồng/năm sẽ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập cá nhân là 1,5%”.
Vậy, tài xế xe ôm công nghệ Grab sẽ áp dụng mức thuế suất 1.5% khi tính thuế thu nhập cá nhân.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
2.3. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân Grab
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân Grab như sau:
Số thuế TNCN phải nộp = (Doanh thu + Tiền thưởng) x Thuế suất 1,5%.
Trong đó:
- Doanh thu là tổng doanh thu từ các cuốc xe của tài xế trong năm dương lịch sau khi đã trừ phí dịch vụ của Grab.
- Tiền thưởng bao gồm các khoản thưởng thêm từ cuốc xe, thưởng đạt KPIs, thưởng từ các chương trình khác,... tính trong năm dương lịch đó của tài xế.
2.4. Cách nộp thuế thu nhập cá nhân Grab
Grab hoặc các đơn vị chủ quản hệ thống sẽ đứng ra nộp thay cho tài xế, đối tác và khấu trừ các khoản thuế vào tài khoản ví của tài xế.
Pháp luật đã có quy định về việc khấu trừ thuế đối với các tài xế chạy Grab, tại Điểm c, Khoản 5, Điều 7, Nghị định 126/2020/NĐ-CP và Công văn 16855/CT-TTHT ngày 08/12/2021 của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.
Theo đó, công ty Grab sẽ tiến hành kê khai và nộp hộ thuế các tài xế là đối tác với các khoản thu nhập phát sinh qua việc kinh doanh hợp tác với Grab (tiền doanh thu chạy xe, các khoản thưởng,...). Nếu tài xế có các khoản thu từ nguồn khác Grab thì cần tự quyết toán và nộp thuế TNCN cho khoản thu nhập đó.
3. Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi mà các tài xế thường hay băn khoăn mỗi khi gần tới thời hạn quyết toán thuế TNCN.
Những thắc mắc về thuế TNCN của các tài xế Grab.
3.1. Grab có cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN không?
Theo quy định, các tổ chức trả thu nhập sẽ phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho cá nhân được trả thu nhập vì vậy nếu tài xế có yêu cầu thì Grab sẽ thực hiện nghĩa vụ và cấp chứng từ. Mỗi tài xế chỉ được yêu cầu cấp chứng từ 1 lần/năm.
3.2. Tài khoản Grab bị khóa/hết hợp đồng có phải nộp thuế TNCN không?
Dù tài khoản của tài xế bị khóa hay ngưng hoạt động thì mọi khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động chạy Grab trong năm cũng đã được ghi lại. Do đó Grab có trách nhiệm trong việc nộp thuế hoặc hoàn thuế cho tài xế.
Trong trường hợp tài khoản của tài xế đang tạm khóa thì tiền hoàn thuế sẽ được chuyển về ví điện tử. Nếu tài khoản bị tạm khóa hoặc ngừng hợp đồng hợp tác, Grab sẽ chuyển khoản hoàn thuế về tài khoản ngân hàng cá nhân mà tài xế đăng ký trước đó.
>> Tham khảo: Cá nhân rút vốn có phải đóng thuế TNCN?
3.3. TNCN chạy Grab có được giảm trừ gia cảnh hay khấu trừ chi phí không?
Theo quy định của cơ quan quản lý thuế tại Khoản 1, Điều 19, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4, Điều 1, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, và Khoản 4, Điều 6, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế năm 2014, thu nhập từ kinh doanh sẽ không được áp dụng giảm trừ gia cảnh.
Đồng thời, do phương pháp tính thuế TNCN của cá nhân kinh doanh là phương pháp tính thuế trực tiếp trên doanh thu và các khoản hỗ trợ nên tài xế lái xe cũng không được khấu trừ chi phí phục vụ kinh doanh như: chi phí bảo dưỡng, chi phí đổ xăng,...
Trên đây là tổng hợp những giải đáp về chủ đề “Thuế TNCN cá nhân Grab”. ECN rất hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp các bác tài xế hiểu hơn về cách đóng thuế và khấu trừ thuế TNCN cho nghề tài xế xe ôm/taxi công nghệ.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768