Trang chủ Tin tức Thuế TNCN bậc thang là gì? Hướng dẫn tính thuế TNCN theo biểu thuế bậc thang

Thuế TNCN bậc thang là gì? Hướng dẫn tính thuế TNCN theo biểu thuế bậc thang

Bởi: ecn.net.vn - 18/07/2023 Lượt xem: 1647 Cỡ chữ tru cong

Thuế TNCN bậc thang là thuật ngữ được dùng nhiều khi áp dụng tính thuế cho cá nhân có thu nhập. Bản chất của thuế TNCN bậc thang là gì và áp dụng tính như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết này, ECN sẽ làm rõ và cung cấp các kiến thức liên quan đến chủ đề về thuế TNCN bậc thang.

Thuế TNCN bậc thang còn được gọi là lũy tiến từng phần
Thuế TNCN bậc thang còn được gọi là lũy tiến từng phần.

1. Thuế TNCN bậc thang là gì?

Thuế thu nhập cá nhân bậc thang (hay thuế TNCN lũy tiến toàn phần) là một phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Tại Việt Nam, phương pháp này đã được áp dụng kể từ năm 2004 và hiện nay đã trở thành một trong những phương thức tính thuế chính thức được Chính phủ áp dụng.
Trong trường hợp này, thuật ngữ "bậc thang" được sử dụng để chỉ mức thuế suất tăng dần từ thấp đến cao. Theo mức thuế suất tăng dần này, người có thu nhập tính thuế ở mức nào sẽ nộp thuế theo thuế suất tương ứng với mức đó. Khi thu nhập tính thuế cao, người sẽ nộp thuế theo một tỷ lệ phần trăm trên thu nhập chịu thuế cao, và ngược lại cho thu nhập thấp.

1.1. Ý nghĩa của biểu thuế TNCN bậc thang

So với phương pháp áp dụng thuế suất cố định, thuế TNCN bậc thang có tính chất phân phối thu nhập, giảm thiểu khoảng cách giữa tầng lớp xã hội thu nhập cao với tầng lớp thu nhập thấp, từ đó thu hẹp sự phân hóa giàu nghèo và phân bổ nguồn lực xã hội tốt hơn.
Tuy nhiên, phương pháp tính thuế bậc thang cũng có một số hạn chế. Một trong những hạn chế chính là tính phức tạp của việc tính toán thuế, đặc biệt là đối với những cá nhân có nhiều nguồn thu nhập phức tạp.
Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể tạo ra tình trạng trốn thuế, khi các cá nhân có thu nhập cao hơn có thể giảm thiểu thuế bằng cách giảm thiểu thu nhập được khai báo hoặc chuyển sang các hình thức đầu tư tài sản, đầu tư bất động sản.
Tổng kết lại, thuế thu nhập cá nhân bậc thang là một phương pháp tính thuế công bằng và có tính phân phối thu nhập cao. Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng và hiệu quả trong việc thu thuế thu nhập cá nhân, phương pháp này cần được liên tục điều chỉnh và cải tiến.
>> Tham khảo: Các khoản giảm trừ thuế TNCN - cập nhật mới nhất 2023.

1.2. Biểu thuế TNCN bậc thang tại Việt Nam

Biểu thuế bậc thang (lũy tiến từng phần) được áp dụng cho thu nhập tính thuế tiền công, tiền lương, kinh doanh của cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên tại Việt Nam
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC thì mức thuế suất áp dụng cho từng bậc thu nhập của người lao động được thể hiện như bảng dưới đây:

Bậc thuế

Thu nhập tính thuế theo năm

(triệu đồng)

Thu nhập tính thuế theo tháng

(triệu đồng)

Thuế suất

(%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10-18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18-32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32-52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Bảng thuế TNCN bậc thang tại Việt Nam.

Biểu thuế TNCN bậc thang được chia làm 7 bậc thuế tương ứng với 7 mức thu nhập của cá nhân và thuế suất phải chịu dao động từ 5% đến 35%.

2. Các bước tính thuế TNCN

Dựa theo Điều 7, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về căn cứ tính thuế TNCN của cá nhân có thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công như sau:
“Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó”
Theo đó, để tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo bậc thang, ta có 6 bước:
Bước 1: Xác định tổng thu nhập của cá nhân.
Bước 2: Xác định các khoản thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Tính thuế thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Bước 4: Tính các khoản được giảm trừ, bao gồm:
- Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có người phụ thuộc.
- Các khoản tiền đóng bảo hiểm, tiền đóng cho hoạt động thiện nguyện, khuyến học, quỹ hưu trí, quỹ nhân đạo.
Bước 5: Tính thu nhập tính thuế bằng cách trừ các khoản giảm trừ từ thuế thu nhập chịu thuế.
Bước 6: Xác định thuế xuất trên biểu thuế lũy tiến từng phần dựa trên thu nhập tính thuế. Sau đó, quý khách áp dụng phương pháp tính thuế theo biểu thế bậc thang tại phần tiếp theo của bài viết.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.

3. Phương pháp tính thuế TNCN theo biểu thuế bậc thang

Từ công thức trên, ta có thể sử dụng 2 phương pháp để tính thuế TNCN theo biểu thuế bậc thang là: tính từng phần và tính rút gọn.

Phương pháp tính thuế TNCN bậc thang
2 phương pháp tính thuế TNCN bậc thang.

3.1. Tính theo phương pháp từng phần

Phương pháp này tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo theo bảng thuế lũy tiến. Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần trên, công thức tính thuế Thu nhập cá nhân (theo tháng) được xác định như sau:
Bậc 1: Áp dụng mức thuế suất 5% => Số thuế TNCN phải nộp: 0 triệu VNĐ + 5% thu nhập tính thuế.
Bậc 2: Áp dụng mức thuế suất 10% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,25 triệu VNĐ + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng.
Bậc 3: Áp dụng mức thuế suất 15% => Số thuế TNCN phải nộp: 0,75 triệu VNĐ + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng.
Bậc 4: Áp dụng mức thuế suất 20% => Số thuế TNCN phải nộp: 1,95 triệu VNĐ + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng.
Bậc 5: Áp dụng mức thuế suất 25% => Số thuế TNCN phải nộp: 4,75 triệu VNĐ + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng.
Bậc 6: Áp dụng mức thuế suất 30% => Số thuế TNCN phải nộp: 9,75 triệu VNĐ + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng.
Bậc 7: Áp dụng mức thuế suất 35% => Số thuế TNCN phải nộp: 18,15 triệu VNĐ + 35% thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng.
>> Tham khảo: Thủ tục rút tiền hoàn thuế TNCN nộp thừa sau quyết toán.

3.2. Tính theo phương pháp rút gọn

Ngược lại với phương pháp tính từng phần, cá nhân sử dụng biến đổi toán học để đưa ra được công thức tính rút gọn, áp dụng tính thuế TNCN nhanh hơn.
Ta có bảng công thức như sau:
Bậc 1: Số thuế TNCN phải nộp = 5% thu nhập tính thuế
Bậc 2: Số thuế TNCN phải nộp = 10% thu nhập tính thuế - 0,25 triệu
Bậc 3: Số thuế TNCN phải nộp = 15% thu nhập tính thuế - 0,75 triệu
Bậc 4: Số thuế TNCN phải nộp = 20% thu nhập tính thuế - 1,65 triệu
Bậc 5: Số thuế TNCN phải nộp = 25% thu nhập tính thuế - 3,25 triệu
Bậc 6: Số thuế TNCN phải nộp = 30% thu nhập tính thuế - 5,85 triệu
Bậc 7: Số thuế TNCN phải nộp = 35% thu nhập tính thuế - 9,85 triệu
Tổng kết, qua bài viết này quý khách đã có thêm thông tin về “thuế TNCN bậc thang” và cách xác định số thuế TNCN phải nộp đối với từng bậc thu nhập. Hy vọng những kiến thức do ECN cung cấp sẽ hữu ích và giải đáp thỏa đáng cho quý khách về chủ đề trên.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7

  • Miền Bắc: 1900 4767
  • Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768