Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn: Thời điểm xác định thu nhập, căn cứ và cách tính thuế
Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn là khoản thuế quan trọng trong cơ cấu thuế TNCN ở nước ta hiện nay. Thuế đánh vào thu nhập cá nhân từ việc chuyển nhượng các loại tài sản như: bất động sản, cổ phiếu, chứng khoán,... Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin đầy đủ về thời điểm xác định thu nhập, căn cứ và cách tính thuế.
Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn.
1. Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) tên tiếng anh là “Personal income tax” được nhắc đến nhiều vào mỗi dịp cuối năm, là khoản tiền mà người có thu nhập chịu thuế phải trích nộp vào ngân sách nhà nước sau khi đã được giảm trừ. Theo đó, người lao động có thu nhập chịu thuế sẽ phải thực hiện quyết toán theo quy định của Pháp luật về thuế.
Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn là loại thuế TNCN được tính dựa trên thu nhập của cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng vốn. Trong đó hoạt động chuyển nhượng vốn bao gồm:
- Chuyển nhượng phần vốn góp.
- Chuyển nhượng chứng khoán.
>> Tham khảo: 3 lưu ý quan trọng ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
2. Thời điểm xác định thu nhập từ chuyển nhượng vốn để tính thuế TNCN
Hoạt động chuyển nhượng vốn có thể kết thúc trong 1 kỳ tính thuế, tuy nhiên cũng có thể kéo dài sang các kỳ tính thuế khác. Do đó việc xác định đúng thời điểm thu nhập từ chuyển nhượng vốn để tính thuế TNCN là rất quan trọng.
2.1. Đối với vốn góp
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực. Ngoài ra, trường hợp góp vốn bằng phần vốn góp thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn (căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC).
2.2. Đối với chứng khoán
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định theo hình thức giao dịch căn cứ theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC. Cụ thể như bảng sau:
STT |
Hình thức giao dịch chứng khoán |
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế TNCN |
1 |
Đối với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán |
Là thời điểm người nộp thuế nhận thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán |
2 |
Đối với chứng khoán của công ty đại chúng không thực hiện giao dịch trên Sở Giao dịch chứng khoán mà chỉ thực hiện chuyển quyền sở hữu qua hệ thống chuyển quyền của Trung tâm lưu ký chứng khoán |
Là thời điểm chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. |
3 |
Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên |
Là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực |
4 |
Đối với trường hợp góp vốn bằng chứng khoán mà chưa phải nộp thuế khi góp vốn |
Là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn |
>> Tham khảo: Tính thuế TNCN cho thuê xe ô tô như thế nào?
3. Căn cứ và cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn đối với cá nhân cư trú
Thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp và chuyển nhượng chứng khoán đối với cá nhân cư trú có căn cứ và cách tính thuế khác nhau. Theo đó tùy vào từng hoạt động chuyển nhượng vốn góp hay chứng khoán mà áp dụng cách tính cho phù hợp.
3.1. Căn cứ và cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp
Vốn góp là phần vốn mà một thành viên góp, hoặc cam kết góp để hình thành tổng giá trị tài sản vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vốn góp có thể là tiền mặt hoặc tài sản có giá trị thành tiền.
A: CĂN CỨ TÍNH THUẾ TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó:
- Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ (-) giá mua của phần vốn chuyển nhượng và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
- Thuế suất: Thuế suất thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.
Tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp.
B: CÁCH TÍNH THUẾ TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP
Công thức tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn góp như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất 20% |
3.2. Căn cứ và cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán
Chuyển nhượng chứng khoán có đặc thù riêng do đó việc tính thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán được quy định riêng.
A: CĂN CỨ TÍNH THUẾ TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG VỐN GÓP
Căn cứ tính thuế TNCN đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó:
- Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ (-) giá mua và các chi phí hợp lý liên quan đến việc chuyển nhượng.
- Thuế suất: Áp dụng 2 mức thuế suất là 20% và 0,1%.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Phần mềm hóa đơn điện tử.
B: CÁCH TÍNH THUẾ TNCN TỪ CHUYỂN NHƯỢNG CHỨNG KHOÁN
Người tính thuế tính thu nhập tính thuế như sau:
Thu nhập tính thuế |
= |
Giá mua |
- |
(Giá bán + Các khoản chi phí hợp lý liên quan) |
Trong đó: giá mua và giá bán chứng khoán được xác định theo Điểm a, Khoản 2, Điều 11, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
(1) Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 20%
Áp dụng mức 20% đối với cá nhân đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán.
Cách tính thuế TNCN phải nộp theo công thức như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Thu nhập tính thuế |
x |
Thuế suất 20% |
Khi quyết toán thuế, cá nhân áp dụng thuế suất 20% được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0,1% trong năm tính thuế.
(2) Đối với trường hợp áp dụng thuế suất 0,1%
Áp dụng mức 0,1%: đối với cá nhân chuyển nhượng chứng khoán phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần kể cả trường hợp áp dụng thuế suất 20%.
Cách tính thuế TNCN phải nộp theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần |
x |
Thuế suất 0,1% |
Tính thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng khoán.
VÍ DỤ:
- Ông A là cổ đông của công ty cổ phần X (đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán).
- Năm 2021, ông A được nhận 5.000 cổ phiếu (CP) trả thay cổ tức của Công ty X (mệnh giá của cổ phiếu là 10.000 đồng).
- Tháng 2/2023, Ông A chuyển nhượng 2.000 cổ phiếu của công ty X với giá là 30.000 đồng/cổ phiếu.
- Tháng 8/2023, ông A chuyển nhượng 7.000 cổ phiếu với giá là 20.000 đồng/cổ phiếu.
Khi chuyển nhượng ông A phải nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn và thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán, cụ thể như sau:
(1) Đối với lần chuyển nhượng tháng 2/2024
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn là: (2.000 CP × 10.000 đồng) × 5% = 1.000.000 đồng.
- Thuế TNCN tạm nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán: (2.000 CP x 30.000 đồng) x 0,1% = 60.000 đồng.
(2) Đối với lần chuyển nhượng tháng 8/2023
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ đầu tư vốn là: (3.000 CP x 10.000 đồng) x 5% = 1.500.000 đồng.
- Thuế TNCN tạm nộp đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là:
(7.000 CP x 20.000 đồng) x 0,1% = 140.000 đồng.
>> Tham khảo: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân dịch vụ vận tải.
4. Căn cứ và cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn đối với cá nhân không cư trú
Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có căn cứ xác định và cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn khác nhau.
(1) Căn cứ xác định thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Căn cứ tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn đối với cá nhân không cư trú là thu nhập từ chuyển nhượng vốn và thuế suất.
(2) Cách tính thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú được xác định như sau:
Thuế TNCN phải nộp |
= |
Tổng số tiền nhận được từ chuyển nhượng vốn |
x |
Thuế suất 0,1% |
Trong đó:
- Tổng số tiền từ chuyển nhượng vốn: là số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam nhân, không phân biệt chuyển nhượng được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài.
- Tổng số tiền nhận được từ chuyển nhượng vốn tại các tổ chức, cá nhân Việt Nam là giá chuyển nhượng vốn không trừ bất kỳ khoản chi phí nào kể cả giá vốn.
Trên đây là thông tin về thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn, hy vọng giúp bạn nắm rõ hơn về thời điểm xác định thu nhập, căn cứ và cách tính thuế TNCN. Trường hợp chữa rõ bạn có thể liên hệ với cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế để được hỗ trợ tốt nhất.
Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ:
- Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
- Miền Bắc: 1900 4767
- Miền Trung, Miền Nam: 1900 4768